TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 513

Đinh Hồng Phúc dịch

Trở thành (sự) [Đức: Werden (das); Anh: becoming] → Xem: Tồn

tại, Hư vô và Trở thành (sự) [Đức: Sein, Nichts und Werden; Anh:
being, nothing and becoming]

Trực quan, Tri giác, Cảm giác và cái Cảm tính [Đức: Anschauung,

Wahrnehmung, Empfindung und das Sinnliche; Anh: intuition,
perception, sensation and the sensory]

Những chữ đáng chú ý nhất trong lĩnh vực này là:

1. Anschauung (trực quan) nguyên là chữ dùng cho thị giác, bắt nguồn

từ động từ anschauen (trực quan, nhìn) và schauen (nhìn). Nó thường có
nghĩa là “quan niệm” hay “quan điểm” (do đó có chữ Weltanschauung [thế
giới quan]). Tuy nhiên, chữ này được Eckhart du nhập vào tiếng Đức triết
học khi ông dịch chữ La-tinh contemplatio, theo nghĩa là hoạt động hay kết
quả của việc chiêm ngưỡng (suy ngẫm, nhìn ngắm) cái gì đó, nhất là cái
vĩnh hằng và thần linh. Trực quan ngụ ý sự tiếp xúc trực tiếp, không suy lý
với ĐỐI TƯỢNG, và việc CHỦ THỂ được hấp thụ hoàn toàn vào trong đối
tượng ấy.

Trong triết học thời sau, trực quan có hai nghĩa rộng: một là, sự chiêm

ngưỡng trí tuệ, chẳng hạn chiêm ngưỡng các Ý NIỆM của Plato (theoria
trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “chiêm ngưỡng, TƯ BIỆN”); hai là, ấn tượng
cảm tính hay cảm giác. Kant lập luận rằng mọi trực quan của con người
đều là cảm tính (sinnlich): tư tưởng cần có đối tượng, và đối tượng chỉ có
thể “được mang lại” bằng trực quan. Nhưng GIÁC TÍNH cùng với các
KHÁI NIỆM của nó chỉ có thể “suy tưởng” các trực quan và đối tượng, chứ
không mang lại chúng. Kant cho phép có khả thể cho một trực quan trí tuệ
(intellektuelle Anschauung)
, tức mang lại một đối tượng mà không cần sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.