trong tâm trí của mình trước khi bắt tay thực hiện: tác phẩm nghệ thuật lẽ ra
phải biểu lộ, cũng như ngoại tại hóa, các tư tưởng của anh ta, v.v. Hegel
khái quát hóa ý tưởng này: một người (hay một nhóm người) có thể tạo ra
một công trình hay có một vật thể, cái làm cho anh ta trở thành cho mình,
nhưng điều này đòi hỏi phải có thêm hoạt động, nhận thức hay thực hành,
nếu anh ta muốn tìm thấy chính mình hay tìm thấy cái tự mình (Ansich) của
mình (hay “BẢN CHẤT” của mình) ở trong nó. Nghịch lý là, trong quan
niệm về cái Tôi ở trên, cái Tôi như là cái Tôi thường được xem đơn thuần
là tự mình: tự mình, nó không được phát triển và khó nắm bắt; nó chỉ trở
thành cho mình trong sản phẩm hay đối tượng của nó.
Mỗi ý niệm [tự mình, cho mình] ở trên dành chỗ cho giai đoạn thứ ba,
giai đoạn của tồn tại-tự mình và-cho mình (Anundfürsichsein), hợp nhất tự
mình và cho mình:
(1) Sự quay trở lại của cái Tôi vào trong bản thân mình để lại thế giới
đa tạp bên ngoài không được biến đổi. Người thợ may giữ khoảng cách với
vai trò nghề nghiệp của mình để suy tưởng về chính mình như một cái Tôi
có thể tiến một bước xa hơn tới việc hòa giải chính mình với nghề nghiệp
của mình hoặc tìm kiếm một nghề khác, nơi anh ta được tồn tại như “ở
trong nhà nơi chính mình” (bei sich).
(2) Người nô lệ và đứa trẻ có thể nỗ lực để đưa hoàn cảnh nô lệ hiện
tại hoặc lý tính còn chưa hoàn thiện đến chỗ phù hợp với cái Tự mình
(Ansich) hay cái bản chất của mình.
(3) Aristoteles phân biệt hai cấp độ của tính tiềm năng, cũng như của
hiện thực đầy đủ:
(a) Khi đứa trẻ chưa học được một ngôn ngữ thì nó chỉ mới là một
người giao tiếp tiềm năng.