(b) Một người biết một ngôn ngữ, nhưng hiện nay không nói được, là
một người giao tiếp tiềm năng theo nghĩa cao hơn, và là một người giao
tiếp hiện thực trái nghĩa với (a).
(c) Một người hiện nay đang nói được là một người giao tiếp hiện thực
hoàn toàn.
Nhưng điều này không thể áp dụng được cho, ví dụ, một cái cây, và
Hegel không thường sử dụng nó cho các sơ đồ NHỊP BA [sơ đồ tư biện]
của ông. Với Hegel, sự phát triển là sự quay trở lại với cái khởi đầu hay với
cái tự mình. Cuối cùng cái cây lại tạo ra những hạt giống. Tuổi già đi từ
tính thích xung đột của tuổi trẻ trở lại với dạng mang tính từng trải của tính
hồn nhiên, thân thiện với thế giới của tuổi ấu thơ.
(4) Tồn tại-tự mình và-cho mình (“Anundfürsichsein”) thường được
xem là tồn tại như “trong nhà nơi chính mình” (“Beisichsein”), hay đi đến
với chính mình (“zu sich”), trong CÁI KHÁC. Do đó nó là tương tự với
tính VÔ HẠN.
Nói chung, Hegel sử dụng chữ sich [mình] với nhiều nghĩa mềm dẻo,
biến hóa hơn các nghiên cứu về hệ thống của ông thường nghĩ.
Nguyễn Văn Sướng dịch
Tự nhiên và Triết học Tự nhiên [Đức: Natur und
Naturphilosophie; Anh: Nature and Philosophy of Nature]
Chữ Natur [tự nhiên] xuất phát từ chữ La-tinh natura và xét đến cùng
là từ chữ nasci (“được sinh ra, nảy sinh, phát sinh”) vốn có nghĩa gần giống
với “nature” trong tiếng Anh. Nó có nghĩa là “những gì sinh ra hay trưởng
thành mà không cần sự giúp đỡ bên ngoài; sự sáng tạo hay thế giới”, và,
theo nghĩa thứ hai là “BẢN TÍNH, tính chất”, v.v., chẳng hạn như trong
“bản tính tự nhiên của con người”. “Tự nhiên” theo cả hai nghĩa thường