Nguyễn Văn Sướng dịch
Tương
quan
[Đức:
Relation/Beziehung/Verhältnis/
Zusammenhang; Anh: relation]
Tiếng Đức có khá nhiều từ biểu thị “relation(ship)” trong tiếng Anh:
1. Động từ beziehen, giống như động từ gốc của nó là ziehen (“kéo,
dẫn”...) có một dãy nghĩa rộng. Nó cũng có nghĩa là “áp dụng, liên hệ điều
này với điều khác (ví dụ: áp dụng một nhận định cho trường hợp khác)”.
Từ thế kỷ XVII, động từ phản thân sich beziehen được dùng để chỉ “viện
dẫn pháp lý cho”, rồi “quy chiếu như là bằng chứng”, và, do đó, là “có
quan hệ”, “hướng đến”. Danh từ Beziehung được rút ra từ đó vào thế kỷ
XVII, là từ chung nhất cho mối quan hệ hay sự nối kết giữa các sự vật hay
con người. Beziehungen (Anh: relation(ship)) giữa con người với nhau trở
nên lạnh lẽo hơn, ít thân mật hơn và bề ngoài hơn so với Verhältnis giữa họ.
(Quan hệ theo huyết thống hay hôn nhân là Verwandtschaft, “thân tộc”, từ
chữ verwandt, “bà con, thân thuộc”, và cũng được dùng theo nghĩa ẩn dụ
cho, ví dụ, các từ “cùng gốc” và “ái lực” trong hóa học). Trong PPLTTT,
Kant dùng sich beziehen và Beziehung cho sự tương quan giữa thực thể tâm
trí, nhất là giữa trực quan hay khái niệm với một đối tượng, hơn là sự quan
hệ giữa các sự vật. Vì thế, chúng gần với “quy chiếu” và “sự quy chiếu”
(Anh: “refer” và “reference”). Nhưng, trong các triết gia khác đương thời
(ví dụ: Krug), Beziehung không phân biệt rạch ròi với Verhältnis, và được
dùng cho bất kỳ mối quan hệ nào giữa các sự vật.
2. Động từ verhalten, từ halten (giữ lại, nắm lấy, v.v.) có nghĩa “giữ
lại, nắm lấy, đè nén”, nhưng động từ phản thân sich verhalten là “hành xử”,
với Verhalten là “hành xử, hành vi”. Nhưng, Verhältnis trong thế kỷ XVII
có nghĩa: (a) một tỷ lệ, chẳng hạn, giữa hai con số hay hai biến số; (b) một
tương quan (đối ứng) giữa hai vật có sự nối kết khá chặt chẽ, và ở trong
một tỷ lệ nào đó với nhau, chẳng hạn, tương quan giữa thể xác và linh hồn
hay giữa nguyên nhân và kết quả; (c) một quan hệ mật thiết, thân tình giữa