Hegel dùng các thuật ngữ này như sau:
1. Beziehung và sich beziehen là hai từ tổng quát nhất cho “tương
quan” và “có liên hệ với”. Bất kỳ Verhältnis nào cũng là một Beziehung,
nhưng không phải bất kỳ Beziehung nào cũng là một Verhältnis. Khác với
Verhältnis, Beziehung không đòi hỏi hai hạn từ tách biệt nhau: trái lại, một
thực thể có thể liên hệ với chính nó. Hegel tìm thấy sự đáng nghi vấn trong
những tương quan phản tư (ví dụ: sự tự-ĐỒNG-NHẤT, TỰ-Ý-THỨC...).
Theo ông, quan niệm đúng đắn về vấn đề này là: chúng bao hàm một sự
“tha hóa” của thực thể, khi thực thể đi ra khỏi chính mình thành cái gì khác,
và rồi quay trở lại với chính mình, có mối liên hệ chủ động giữa mình với
chính mình. Vì thế, sich beziehen auf (sich, v.v.) được dùng, và không chỉ
có nghĩa là “có hay được liên hệ với (chính mình, v.v.), mà là [chủ động]
“liên hệ, nối kết mình với (chính mình, v.v.)”. Trong chừng mực cái gì liên
hệ với chính mình, nó là tương đối độc lập và không có quan hệ với những
sự vật khác. (Nhưng, với Hegel, ngay cả việc không có liên hệ cũng là một
loại hình của sự tương quan). Ông cũng bối rối trước những loại tương
quan “dửng dưng” (gleichgültig/Anh: “indifferent”), là cái không tạo nên
sự khác biệt nào với các hạn từ có liên quan, chẳng hạn sự giống nhau và
sự khác biệt (ví dụ: việc tôi có cùng chiều cao với một người mà tôi chưa
từng gặp mặt). Những tương quan như thế đòi phải có một “sự so sánh
(Vergleichung) bên ngoài” hay “sự phản tư” của một phía thứ ba. Trái lại,
trong các mối tương quan đích thực, các hạn từ chủ động liên hệ với nhau.
Tương quan hay việc liên hệ có thể là phủ định/tiêu cực (ví dụ: việc đẩy
nhau của các đơn vị hay các nguyên tử) nhưng cũng có thể là khẳng
định/tích cực (ví dụ: việc hút nhau). (BKT I §97).
2. Hegel dùng từ Verhältnis trong toàn bộ dãy nghĩa của nó, và thường
dùng động từ sich verhalten (zu) cho “tự-quan-hệ với”, “được quan hệ với”.
Dưới tiêu đề của “Lượng”, KHLG thảo luận về quantitative Verhältnis
(“tương quan hay tỷ lệ về lượng”), mà ba giai đoạn của nó là: tỷ lệ trực
tiếp, tỷ lệ đảo ngược và tỷ lệ của các lực (ví dụ: x = y
2
). Là mối tương quan