nguyên thủy của Thượng Đế, rồi sau cùng được điều chỉnh trong việc thờ
phượng (Kultus); như thế, cả hai hạn từ của mối tương quan và bản thân
mối tương quan, đều là các giai đoạn của Thượng Đế. Nó cũng được dùng
để chỉ mối tương quan, ví dụ, của tôn giáo với nhà nước, hay giữa nghệ
thuật với tôn giáo và triết học, và cũng cho các mối quan hệ tương đối hời
hợt như mối quan hệ của sự “sử dụng”, ví dụ: tôn giáo được xem như là
“hữu ích” cho sự ổn định chính trị.
3. DBTH nói về Relation (“tương quan”) của các phán đoán, và về các
suy luận của Relation, nhưng thuật ngữ này không thông dụng ở những nơi
khác, và KHLG nói về phán đoán và suy luận của “sự tất yếu” để thay thế
cho nó.
4. Zusammenhang là tương quan giữa, hay mối quan hệ của, hai hay
nhiều đơn vị với nhau. Nhất là innerer (“nội tại, bên trong”)
Zusammenhang, chặt chẽ hơn so với Verhältnis: chẳng hạn, nếu ta xem
nghệ thuật hay tôn giáo chỉ có Verhältnis đơn thuần về sự hữu dụng, ví dụ.
cho đời sống chính trị, ta tước bỏ chúng khỏi Zusammenhang nội tại, “bản
chất” hay “thực chất” với các hiện tượng mang tính tinh thần khác. Nhưng,
một Verhältnis cũng có thể là “thực chất” (Anh: “substantial”), v.v.; và bấy
giờ, nó cũng mật thiết giống như một Zusammenhang. Đôi khi,
Zusammenhang được dùng như từ tổng quát để chỉ, chẳng hạn, các loại
hình khác nhau của mối tương quan giữa hai tính quy định trong Lô-gíc
học, hay cho các mối tương quan như tính nhân quả, điều kiện hóa, v.v. Ở
đây, Verhältnis ắt không thích hợp về mặt thuật ngữ.
Có ba điểm đáng chú ý:
(1) Hegel đã chọn lựa các từ một cách cẩn trọng: thường có sự khác
biệt giữa các từ “tương quan” được ông dùng. Nhưng, các từ cũng thường
khác nhau về sức mạnh trong các văn cảnh khác nhau, và kháng cự lại việc
dùng một từ tiếng Anh duy nhất để dịch.