TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 563

(đối ứng) [Anh: (cor)relation], một Verhältnis luôn có hai hạn từ độc lập
với nhau ở mức độ nào đó. Trong KHLG, ông phân biệt “tương quan/quan
hệ bản chất (wesentlich)” với “tương quan/quan hệ tuyệt đối”. Các hạn từ
của một tương quan bản chất, dù nối kết với nhau, cũng tương đối độc lập
với nhau. Vì thế, tương quan bản chất đầu tiên là tương quan giữa toàn bộ
và các bộ phận, là nơi cái toàn bộ được quan niệm như là sự hỗn hợp cơ
giới, máy móc của các bộ phận có đời sống riêng của chúng. Tương quan
của một lực (Kraft) với sự biểu hiện ra bên ngoài hay sự ngoại tại hóa của
(Ässerung) thì mật thiết hơn và năng động hơn, vì mỗi hạn từ có xu
hướng chuyển sang hạn từ kia. Càng mật thiết hơn nữa là tương quan (đối
ứng) giữa cái bên trong và cái bên ngoài. Còn trong tương quan (đối ứng)
tuyệt đối (cái trực tiếp đi trước và, do đó, bao hàm nó là sự tất yếu tuyệt
đối), thì các hạn từ phụ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ đến mức chúng
được xem như là kết quả của sự phân đôi, rẽ nhánh của một thực thể duy
nhất và cần phải có sự phản tư bên ngoài của phía thứ ba mới có thể phân
biệt chúng được. Do đó, tương quan giữa bản thể với tùy thể của nó là
“tương quan tuyệt đối”, vì nó thực sự là sự đồng nhất: mỗi hạn từ của mối
tương quan là một “tính toàn thể” (Totalität/Anh: totality), tức, bản thân là
toàn bộ mối tương quan; mỗi hạn từ “ánh hiện” hay “xuất hiện” (scheinen)
theo cách mà mỗi cái, giống như ánh sáng, không là gì khác hơn ngoài việc
chiếu sáng, không có một vật hay một cơ chất nào nằm bên dưới mà còn sót
lại. (Trong KHLG, khi bàn về cái tuyệt đối, rất giống với khi bàn về bản
thể, Hegel nói về sự Auslegung tuyệt đối, tức “sự phơi bày, triển khai, diễn
giải” về chính mình). Tính nhân quả và sự tương tác cũng là những tương
quan/quan hệ tuyệt đối. Một tương quan/quan hệ tuyệt đối hầu như quá mật
thiết đến độ không còn là mối tương quan nữa. (Tính từ relativ/“tương đối”,
“tương quan” thường tương phản với absolut/“tuyệt đối”, “không tương
quan”).

Ở nơi khác, Verhältnis được dùng cho các sự đối ứng chặt chẽ, chẳng

hạn, sự tương quan về tôn giáo giữa tinh thần hữu hạn với Thượng Đế,
trong THTG. Điều này được quan niệm như là kết quả của sự phân đôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.