TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 565

(2) Theo Hegel, tất cả đều bao hàm trong các mối tương quan, và bản

tính bên trong của sự vật phụ thuộc về các mối tương quan này, ngay cả khi
các mối tương quan (nhất là trong trường hợp đối với Thượng Đế) vốn nội
tại (immanent) ở trong bản thân sự vật. Những sự mâu thuẫn phát sinh, một
phần, từ sự phân ly giữa khái niệm và sự vật ra khỏi các mối tương quan
của chúng.

(3) Điểm trung tâm trong thuyết duy tâm của Hegel là ông nhập làm

một các mối tương quan giữa các sự vật với các mối tương quan giữa các
khái niệm được áp dụng cho chúng (và theo ông, là “nội tại”/“immanent”
trong sự vật). Vì thế, ví dụ. tương quan giữa nguyên nhân và kết quả của nó
không được phân biệt tách bạch với mối tương quan giữa khái niệm về
nguyên nhân và khái niệm về kết quả.

Cù Ngọc Phương dịch

Tương tác (tính, sự) [Đức: Wechselwirkung; Anh: reciprocity] →

Xem: Nhân quả và Tương tác (tính, sự) [Đức: Kausalität und
Wechselwirkung; Anh: causality and reciprocity]

Tuyệt đối (tính, cái) [Đức: absolut, Absolute (das); Anh: absolute]

Absolut, trong tiếng Đức, là một tính từ hoặc trạng từ được sử dụng

tương tự như chữ “absolute(ly)” trong tiếng Anh, bắt nguồn từ chữ La-tinh
absolutus (rời khỏi, tách khỏi, hoàn toàn), và là quá khứ phân từ của động
từ absolvere (tháo rời, tách rời, hoàn chỉnh), vì thế có nghĩa: “không phụ
thuộc vào, không bị điều kiện hóa, không liên quan hay bị giới ước bởi bất
cứ cái gì khác; tự mãn tự túc, hoàn hảo, hoàn chỉnh”. Xuất hiện đầu tiên
như là danh từ nơi Nicholas Cusa (Nicholas von Kues). Trong De docta
ignorantia (Về sự ngu dốt thông thái,
1440), Nicholas Cusa đã sử dụng từ
absolutum để biểu thị Thượng Đế, như là Hữu thể không bị điều kiện hóa,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.