sự tự-biểu-hiện của cái tuyệt đối, vừa chỉ đơn thuần như là một trong những
biểu hiện của cái tuyệt đối.
2. Cái tuyệt đối đơn độc, tức (1), không thể là cái tuyệt đối được, nếu
nó không tự-biểu-hiện ra trong hình thức của (2) và (3). Chỉ có sự biểu hiện
của cái tuyệt đối mới làm cho cái tuyệt đối là cái tuyệt đối (cũng giống như
chỉ có sự phát triển, ceteris paribus [La-tinh: trong khi những điều khác
không thay đổi], của con nòng nọc thành con ếch mới cho phép ta phân loại
nó như là con nòng nọc). Như thế, cái tuyệt đối, tức (1), phụ thuộc vào
những sự biểu hiện của nó, không khác gì những sự biểu hiện này phụ
thuộc vào cái tuyệt đối. Vì thế, cái (1) đơn độc, bởi nó phụ thuộc vào (2) và
(3), không phải là cái tuyệt đối; trái lại, cái tuyệt đối là (1), (2) và (3) cùng
với nhau.
3. Bản tính đúng thật của một thực thể là ở trạng thái đã phát triển đầy
đủ của nó chứ không phải ở trạng thái bào thai (con ếch chứ không phải
con nòng nọc): vì thế, cái tuyệt đối đúng thật chính là cái (1) đã được phát
triển thành (2) và (3) hơn là cái (1) đơn độc.
4. Cái tuyệt đối, tức cái (1), về mặt nhận thức, không phải là tuyệt đối
hay vô điều kiện: nhận thức của ta về nó không phải là trực tiếp và vô điều
kiện (như trong học thuyết của Schelling về “TRỰC QUAN trí tuệ”);
ngược lại, đó là một tiến trình lâu dài của việc nghiên cứu, đối với cá nhân
cũng như đối với nhân loại xét như một cái toàn bộ. Cái tuyệt đối không thể
mãi mãi là đơn giản và tĩnh tại, mà phải phản ánh sự phát triển của nhận
thức của ta về nó, tức cái (3), bởi lẽ nhận thức này (3) không tách rời với
cái tuyệt đối, mà chính là giai đoạn cao nhất của nó.
5. Cái tuyệt đối trong nghĩa nguyên thủy của nó, tức cái (1), là thừa
thãi: một mệnh đề, chẳng hạn: “cái tuyệt đối là (một/cái) bản thể” (khác với
mệnh đề: “ông chủ đang nóng giận”), không có một chủ ngữ có thể nhận
thức được mà lại tách rời với khái niệm được ta áp dụng vào cho nó. Vì thế,
ta có thể xóa bỏ nó hoàn toàn và chỉ tập trung vào những khái niệm như là