TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 569

nhất định và điều kiện; bàn về cái “vô điều kiện tuyệt đối” - tương phản với
cái vô điều kiện tương đối; bàn về “TƯƠNG QUAN tuyệt đối” - tương
phản với tương quan bản chất, cái tuyệt đối và hiện thực; và bàn về “sự
TẤT YẾU tuyệt đối” - tương phản với sự tất yếu hình thức và tương đối.

Thông thường, hạng mục nào được xem là tuyệt đối luôn đến ở chặng

cuối của một chuỗi những hạng mục: tinh thần tuyệt đối đến sau, và trong
một nghĩa nào đó, là cao hơn tinh thần chủ quan và tinh thần khách quan.
Nhưng không phải lúc nào cũng thế: sự dị biệt tuyệt đối lại đến trước sự
khác nhau và sự đối lập, cũng như cơ sở tuyệt đối lại đến trước cơ sở nhất
định và điều kiện - điều này cho thấy cái được gọi là “tuyệt đối” trong một
nghĩa nào đó, lại thấp hơn những gì đến sau nó. Sự khác biệt này tương ứng
với sự khác biệt giữa hai nghĩa của từ “tuyệt đối”: một mặt, là “tuyệt đối”,
nghĩa là loại trừ sự trung giới và các điều kiện, trong khi, theo nghĩa khác,
là đã vượt bỏ được sự trung giới và các điều kiện. Một đứa bé chưa được đi
học là “tuyệt đối” theo nghĩa thứ nhất, trong khi một người lớn có học là
“tuyệt đối” theo nghĩa thứ hai, vì đã vượt bỏ sự giáo dục của mình (chẳng
hạn bằng phát minh khoa học hay ngôn ngữ).

Bùi Văn Nam Sơn dịch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.