thuật.
(2) Một bộ phận ĐẶC THÙ, xem xét các thế giới quan
(Weltanschauungen) đặc thù được thể hiện trong nghệ thuật. Những thế
giới quan này sinh ra hình thức biểu trưng của nghệ thuật, trong đó nội
dung là quá nghèo nàn và trừu tượng để được thể hiện một cách đầy đủ;
hình thức cổ điển, trong đó sự thể hiện của nội dung là hoàn toàn đầy đủ;
và hình thức lãng mạn (tức là, Kitô giáo), trong đó nội dung là quá phong
phú và CHỦ QUAN để có thể có thể được trình bày đầy đủ trong nghệ
thuật.
(3) Một bộ phận xem xét các nghệ thuật đặc thù, nhưng vốn được xem
là cái CÁ BIỆT, vì các tác phẩm nghệ thuật cá biệt xuất hiện trong giai
đoạn này. Những tác phẩm này được phân biệt chủ yếu bởi yếu tố trung
gian cảm tính được sử dụng: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, thơ ca.
Các mục trong (2), Hegel thừa nhận, là khác biệt với các mục trong (3).
Nhưng vì lẽ một chất liệu cảm tính có “ý niệm một cách tiềm năng cho tâm
hồn bên trong của nó, các chất liệu cảm tính đặc thù [của (3)] có sự tương
đồng mật thiết và phù hợp kín đáo với những sự phân biệt tinh thần và các
thể loại trình bày nghệ thuật [của (2)]”.
Phần còn lại của “sự phân chia” hoàn thiện cho sơ đồ này, và MH làm
điều này đầy đủ chi tiết. Mỗi mục trong (2) được xem là phát triển thành
mục sau, và tương tự mỗi mục trong (3) phát triển thành mục kế tiếp nó. Ý
niệm về cái đẹp tự khai triển thành (2) và (3) và tìm thấy sự trình bày đầy
đủ của nó chỉ trong TÍNH TOÀN THỂ của (2) và (3). Nhưng Thi ca là
nghệ thuật phổ biến, khôi phục sự thống nhất của ý niệm, vì nó lý tưởng
hóa [idealize] hay VƯỢT BỎ cái cảm tính đến một cấp độ cao hơn các
nghệ thuật khác và vì thế về bản chất đòi hỏi trí tưởng tượng mà tất cả các
nghệ thuật đều cần đến. Với thi ca, “nghệ thuật siêu vượt khỏi chính mình,
vì nó từ bỏ môi trường trung gian của một sự thể hiện hài hòa của tinh thần