TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 68

Nisbet dịch sang tiếng Anh. Cho đến nay, bản dịch hoàn chỉnh duy nhất
cuốn THLS là bản dịch của Sibree, và đã dịch ấn bản của Karl Hegel.

Các nội dung của THLS như sau:

1. Dẫn nhập, thường được đặt nhan đề hay phụ đề “Lý tính trong Lịch

sử”. Các nội dung của phần này, trong ấn bản của Hoffmeister, là:

(a) “Bản thảo thứ nhất” của Dẫn nhập, được đặt nhan đề “Sự đa dạng

của trước tác lịch sử”, Hegel giảng vào năm 1822 và 1828. Bản này xem
“lịch sử mang tính triết học” là đỉnh cao của một loạt các thể loại sử ký, bắt
đầu với “LỊCH SỬ nguyên thủy”. Bản này tạo cơ sở cho quan niệm của G.
D. O”Brien, trong cuốn Hegel on Reason and History [Hegel bàn về Lý
tính và Lịch sử]
(1975), rằng Hegel muốn mang lại một “lịch sử về ý thức
lịch sử” hơn là một nghiên cứu TƯ BIỆN về lịch sử thế giới xét như là lịch
sử thế giới.

(b) “Bản thảo thứ hai” dài hơn của Dẫn nhập, được giảng vào 1830.

Bản này không có gì nhiều để nói về sự đa dạng của sử ký, nên không thể
dễ dàng được lý giải là một “lịch sử về ý thức lịch sử”. Hegel phản đối sự
tư biện tiên nghiệm về, chẳng hạn, các nguồn gốc của loài người, nhưng
khẳng định rằng triết học tiền giả định rằng “LÝ TÍNH ngự trị thế giới và
do đó lịch sử thế giới là một tiến trình có lý tính”. Ông cho rằng diễn trình
lịch sử được ngự trị bởi một TINH THẦN thế giới duy nhất, tinh thần này
sử dụng các quan tâm và đam mê của con người để hoàn thành kế hoạch
thần thánh của nó. Theo khung sơ đồ, tinh thần tiến lên bằng cách phản tư
về giai đoạn hiện nay của nó và, vì thế, vượt khỏi nó, trong khi vẫn bảo lưu
và VƯỢT BỎ các giai đoạn trước đó. Do đó tinh thần, nói cách khác là loài
người, tiến lên đến TỰ Ý THỨC và TỰ DO ngày càng lớn hơn.

(c) Một “Phụ lục” gồm:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.