TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 69

(i) “Bối cảnh tự nhiên hay cơ sở địa lý của lịch sử thế giới”. Trong

phần này Hegel loại bỏ những phần rộng lớn của thế giới khỏi lịch sử thế
giới. Châu Phi là “xứ sở của thời ấu nhi, bị loại khỏi ánh sáng của lịch sử tự
giác và bị bao phủ trong màn đêm tăm tối”. Châu Á, sau khởi đầu đầy triển
vọng, thì vẫn cứng đọng không thay đổi. Trung tâm của lịch sử thế giới là
châu Âu.

(ii) Một mô tả ngắn về “Các giai đoạn của Lịch sử thế giới”. (Sibree

đặt nhan đề phần này là “Sự phân loại các dữ liệu lịch sử”).

(iii) Một số “Giảng thêm từ lục cá nguyệt mùa đông 1826-7”.

2. “Thế giới Đông phương”. Trung Quốc, cùng với chế độ chuyên

chế, và Ấn Độ, cùng với hệ thống đẳng cấp, thiếu sự tự do hiện thực. Đế
chế Ba Tư, với tôn giáo thờ ánh sáng đấu tranh với bóng tối thể hiện sự
chiến thắng của tinh thần trước TỰ NHIÊN, là giai đoạn thật sự đầu tiên
của lịch sử thế giới. Trong ấn bản của Karl Hegel, Hegel đi theo Herodotus
trong việc xem Syria, Ai Cập, v.v. là thuộc về đế chế Ba Tư.

3. “Thế giới Hy Lạp”. Hegel xem lịch sử Hy Lạp khởi đầu và kết thúc

với cái chết của chàng chiến binh trẻ tuổi, đó là Achilles và Alexander.
Những cuộc chinh phục của Alexander đã Hy Lạp hóa đế chế Ba Tư suốt
vài thế kỷ, nhưng trung tâm của lịch sử thế giới đã chuyển sang phương
Tây.

4. “Thế giới La Mã”. Hegel đánh giá thấp sự đóng góp của La Mã vào

lịch sử thế giới, tương phản với Hy Lạp. Thành tựu chính của họ là hình
thành tính NHÂN THÂN pháp lý. Việc họ bác bỏ thần quyền khiến họ dễ
tiếp thu Kitô giáo.

5. “Thế giới Giéc-manh”. Đế chế La Mã phương Tây đã bị những bộ

tộc người Giéc-manh xâm chiếm, những bộ tộc vốn trước đó đã chống lại
được sự chinh phục của đế chế. Đặc điểm nổi bật của họ là Tâm thức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.