TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 73

nay được W. Jaeschke sử dụng để sắp xếp lại loạt các bài giảng khác nhau
nhằm phát hiện ra những thay đổi trong hình thức và nội dung của các bài
giảng của Hegel. Ấn bản của Jaeschke được P. C. Hodgson và những người
khác dịch sang tiếng Anh (xem thêm THƯ MỤC).

LỊCH SỬ tôn giáo được khởi xướng từ cuốn Institutiones historiae

ecclesiasticae novi testamenti [Các Nghiên cứu Lịch sử Giáo hội: Tân
Ước]
của J. L. von Mosheim (1737), mà Hegel đã nhắc đến trong TĐKTG;
và được J. K. Kleuker, một học trò của Herder và là một nhà Đông phương
học, và F. L. Graf vùng Stolberg, phát triển; Graf là người đã viết cuốn
Geschichte der Religion Jesu Christi [Lịch sử tôn giáo của Đấng Jesus
Christ]
(1806-18). Schleiermacher đã góp phần thúc đẩy bộ môn này, khi
ông nói, trong cuốn

Über die Religion: Reden an die Gebildeten unter ihren Verächtern

[Về

Tôn giáo: Diễn thuyết cho những kẻ có học xem thường Tôn giáo] (1799),
chúng ta phải “từ bỏ mong muốn hão huyền và vô ích rằng chỉ có duy nhất
một tôn giáo” và “lối tiếp cận càng ít thiên vị càng tốt đối với tất cả các tôn
giáo đã phát triển”.

Hegel quan tâm đến tôn giáo từ thời trẻ, nhưng cơ hội trực tiếp để ông

quyết định giảng về tôn giáo có lẽ là ấn phẩm sắp ra mắt của phần đầu tiên
trong cuốn Der Christliche Glaube [Đức tin Kitô giáo] (1812) của
Schleiermacher. (Hegel rất mến mộ F. Creuzer, đồng nghiệp của ông ở
Heidelberg, người đã viết cuốn Symbolik und Mythologie der alten Völker,
besonders der Griechen
[Biểu tượng và thần thoại của các dân tộc cổ đại,
nhất là của người Hy Lạp]
(1810-12), và cũng là người đã biên tập Plotinus
và Proclus, hơn đồng nghiệp của ông ở Berlin là Schleiermacher, người
dịch Plato và có nhiều tác động quan trọng lên tư tưởng Tin Lành). Những
công kích rõ rệt nhất của ông đối với việc Schleiermacher nỗ lực đặt cơ sở
cho tôn giáo trên TÌNH CẢM xuất hiện trong loạt bài giảng năm 1824. Các
tranh luận đương thời về tôn giáo giải thích phần nào những thay đổi trong
các bài giảng của Hegel, chẳng hạn, từ giữa những năm 1820. F. A. G.
Tholuck, một nhà Đông phương học và nhà tân-pietist, không thừa nhận vị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.