Wesen làm phát sinh tính từ wesentlich (có tính bản chất), tương phản
với unwesentlich (không [có tính] bản chất), và những chữ này có thể tạo ra
danh từ Wesenheit/Anh: “essentiality” (tính bản chất), tức cái tạo nên bản
chất của một sự vật, tương phản với Wesentlichkeit/Anh: “essentialness”,
tức tính chất của việc là bản chất. Hegel dùng danh từ số nhiều Wesenheiten
(những tính bản chất) như chữ tương đương với Reflexionsbestimmungen
(những quy định phản tư), tức những sự quy định tạo nên bản chất của sự
vật do sự phản tư tạo ra và/hoặc sự phản tư có thể tiếp cận được, đây là
phần được bàn đến trong Học thuyết về Bản chất, phần II của cuốn KHLG.
Trong HTHTT, bản chất được bàn trong chương III mục Ý THỨC
(HTHTT, III), trong phần này, bản chất là cái đối ứng với GIÁC TÍNH.
Trong nghiên cứu đầy đủ hơn của Lô-gíc học, nhất là KHLG, “Bản chất”,
cũng như “TỒN TẠI” có một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp: nó vừa bao
quát mọi khái niệm hay mọi quy định phản tư trong Học thuyết về Bản
chất, vừa chỉ những quy định đầu tiên và chung nhất trong những quy định
này. Sự quá độ từ Tồn tại (theo nghĩa rộng) sang Bản chất (theo nghĩa hẹp)
là: trong Học thuyết về Tồn tại, ta đã gặp các CHẤT, các LƯỢNG và sự tác
động qua lại phức hợp giữa chất và lượng trong HẠN ĐỘ. Những sự quy
định ấy và những biến đổi của chúng là TRỰC TIẾP, theo nghĩa chúng
không được xem như thuộc về một thực thể duy nhất (Wesen) hay có thể
giải thích được bằng một bản chất (Wesen) bền vững nằm bên dưới. Lý do
rõ ràng để Hegel đi đến Wesen là ở chỗ sự quy thoái VÔ HẠN tồi của
những biến thể của lượng, bị ngắt quãng do sự thay đổi của chất, đã dọn
đường cho sự biến đổi lẫn nhau một cách vô hạn đúng thật của chất và
lượng vào trong nhau, làm phát sinh một thể nền hay cơ chất (subtratum),
vừa không phải chất cũng không phải lượng [tức: hạn độ]. Tuy vậy, còn có
những lý do khác nằm bên dưới niềm tin của Hegel: 1) Cái Tôi hay CHỦ
THỂ đòi hỏi một ĐỐI TƯỢNG tách biệt với nó, và tính đối tượng ấy đòi
hỏi phải chiếm hữu các chất và các lượng bằng một thực thể tương đối bền
vững. 2) Việc một thực thể sở hữu những đặc tính khả biến và đa dạng đến
lượt nó đòi hỏi các đặc tính và sự gắn kết của chúng với nhau phải được