thể biết được, đó là: tư duy và quảng tính. Các sự vật HỮU HẠN, kể cả con
người, là những “thể cách” của các thuộc tính này; thuộc nhóm mang thuộc
tính tư duy, các thể cách này là các Ý NIỆM, còn thuộc nhóm mang thuộc
tính quảng tính là các vật thể. Tư tưởng của Spinoza đã được hồi sinh vào
cuối thế kỷ XVIII. Goethe và Herder đã xem bản thể của ông như một cái
TOÀN BỘ hữu cơ, một toàn thể các LỰC sống. Ngược lại, Hegel xem
thuyết Spinoza như là Akosmismus [thuyết vô vũ trụ], một sự “phủ nhận thế
giới”, vì nó cho rằng chỉ có THƯỢNG ĐẾ hay bản thể là hoàn toàn hiện
thực, trong khi các sự vật nơi thế gian chỉ là những HIỆN TƯỢNG/ẢO
TƯỢNG (Scheine). Ông thường nghĩ đến Spinoza khi dùng Substanz theo
nghĩa triết học.
Ở Kant, Substanz giữ vai trò hạn chế hơn, những nét nghĩa chính của
nó nơi Kant là: (1) Chủ từ lô-gíc, có những thuộc từ gắn với nó và nó
không làm thuộc từ cho bất cứ cái gì khác. (Theo nghĩa này, cái TÔI là một
bản thể). (2) Một cái gì đó tương đối độc lập vẫn thường tồn qua nhiều sự
thay đổi trong các tùy thể của nó. (Theo nghĩa này, cái Tôi hay chủ thể
không phải là một bản thể). (3) Cái thường tồn qua “mọi sự thay đổi của
các hiện tượng” và “lượng của nó trong tự nhiên không tăng cũng không
giảm” (PPLTTT, A182, B224). (Theo nghĩa này, chỉ có một bản thể, đó là
VẬT CHẤT). Quan điểm của Hegel về Substanz không chịu quá nhiều ảnh
hưởng của Kant. Nhưng trong Lô-gíc học, ông lại theo Kant khi xem xét nó
như là hạn từ thứ nhất trong BỘ BA: bản thể, TÍNH NHÂN QUẢ, và
TÍNH TƯƠNG TÁC.
Trong Lô-gíc học, Hegel phát biểu như thể chỉ có một bản thể duy
nhất. Có nhiều lý do cho điều này: (1) Vì khi nghiên cứu về cái TUYỆT
ĐỐI, ông nghĩ đến học thuyết Spinoza. (2) Nếu thoạt đầu, ta có thói quen
coi nhẹ các tùy thể đa dạng và hay thay đổi của sự vật và tập trung vào cái
bản thể trần trụi nằm bên dưới, thì sự dị biệt hóa các bản thể riêng biệt là có
vấn đề. (3) Vì một bản thể tự sản sinh ra các tùy thể của nó, nên bất luận
thế nào, bản thể cũng có tính độc lập tương đối với các bản thể khác và