TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 92

bước của một chính đề (cái TÔI tự thiết định chính mình), một phản đề (cái
TÔI thiết định cái không-Tôi), và một hợp đề (cái TÔI thiết định trong cái
Tôi một cái không-Tôi khả phân đối lập với cái Tôi khả phân) của Fichte
cũng ảnh hưởng đến phép biện chứng của Hegel. (Nhưng Hegel sử dụng
thuật ngữ “chính đề”, “phản đề”, “hợp đề” chỉ trong nghiên cứu của ông về
Kant).

Theo nghĩa rộng, phép biện chứng của Hegel bao hàm ba bước:

(1) Một hay nhiều khái niệm hay phạm trù được xem là cố định, được

định nghĩa rõ ràng và khác biệt nhau. Đây là giai đoạn thuộc về GIÁC
TÍNH.

(2) Khi ta phản tư về các phạm trù ấy, một hay nhiều mâu thuẫn xuất

hiện trong chúng. Đây là giai đoạn thuộc về phép biện chứng đích thực, hay
thuộc về LÝ TÍNH biện chứng hay phủ định.

(3) Kết quả của phép biện chứng này là một phạm trù mới, cao hơn,

bao hàm các phạm trù trước và giải quyết mâu thuẫn có trong chúng. Đây
là giai đoạn thuộc về sự TƯ BIỆN hay lý tính khẳng định (BKT I, §§79-82).
Hegel đề xuất rằng phạm trù mới này là một “sự thống nhất của các MẶT
ĐỐI LẬP”, một sự miêu tả thích hợp với một số trường hợp (chẳng hạn,
TỒN TẠI, HƯ VÔ và TRỞ THÀNH) dễ dàng hơn nhiều so với những
trường hợp khác (chẳng hạn như, CƠ HỌC LUẬN, HÓA HỌC LUẬN và
MỤC ĐÍCH LUẬN). Hegel tin rằng các mặt đối lập, trong tư tưởng lẫn sự
vật, chuyển hóa lẫn nhau khi chúng được tăng cường lên, chẳng hạn một
tồn tại mà sức mạnh của nó lớn đến nỗi thủ tiêu mọi sự đối kháng, sẽ chìm
dần vào sự bất lực, vì nó không còn một đối thủ để thẩm tra, phát hiện và
duy trì sức mạnh của nó nữa.

Phương pháp này được áp dụng không những trong Lô-gíc học, mà

còn được áp dụng xuyên suốt các tác phẩm trong hệ thống của Hegel.
Chẳng hạn, THPQ tiến hành theo cách thức tương tự từ GIA ĐÌNH đến XÃ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.