đề án hợp tác. “Chúng tôi đã quyết định giữ nguyên tình trạng hiện
giờ”, “Giá các bạn đưa ra cao quá”, “Đối thủ của các bạn có một giải
pháp tốt hơn”. Đôi khi, khách hàng không định mua hàng. Hoặc
không định mua hàng của bạn. Điều này luôn xảy ra. Nhưng đừng
bỏ lỡ cơ hội chuẩn bị bản thân cho thành công trong tương lai.
Điều này là không thường. Nhưng tôi muốn bạn cân nhắc điều này:
học cách nắm lấy sự từ chối. Hãy chuẩn bị để biến câu từ chối hiện
tại thành cái gật đầu sau này.
Sự từ chối là một chiếc bánh kem
Tôi biết vài người rất có tiềm năng trở thành siêu sao bán hàng.
Nhưng họ không theo đuổi sự nghiệp bán hàng vì không muốn đối
mặt với sự từ chối.
Hãy để tôi rửa sạch những suy nghĩ vớ vẩn này trong tâm trí của
bạn.
Sự từ chối không phải là một phần trong cuốn từ điển của những
người bán hàng thông minh. Sự từ chối chính xác là biểu hiện của
sự đáng hổ thẹn đối với mỗi nhân viên tiếp thị qua điện thoại. Lấy ví
dụ từ những người tiếp thị dịch vụ lau dọn ống khói xem. Họ tiếp tục
gọi cho tôi hằng tháng như thể tôi là một người anh em bị thất lạc
lâu năm. Dù tôi đã yêu cầu thẳng thừng “Đừng bao giờ gọi cho tôi
nữa!” Dù cho tôi đưa số của họ vào danh sách “Không nghe máy”
và cho vào mục thư rác. Mỗi khi tôi nhấc máy, cuộc hội thoại luôn
kết thúc đột ngột. Hoặc là tôi dập máy nửa chừng giữa màn độc
thoại được lên kịch bản sẵn, hoặc Ngài Thợ Rửa Ống ngắt kết nối
khi bị tôi nhắc nhở rằng anh ta đang phá luật. Giờ thì là việc từ chối
bên cho vay vốn R. Tôi từ chối cả sản phẩm và người gọi điện thoại.
Nhưng bạn không giống như họ.
Trong giới bán hàng chuyên nghiệp, bạn không được nhầm lẫn giữa
sự khước từ và sự từ chối.
Hãy nghĩ theo hướng này.
128