Cách bạn nghĩ về việc thăm dò thông tin khách hàng định hình hành
động của bạn, sau cùng là khiến bạn “được ăn cả ngã về không”.
Rất nhiều người phụ trách mảng điều tra khách hàng đều chần chừ.
Sự chần chừ này đến từ những sóng gió trong lòng bạn chứ không
phải do những biến động thị trường. Ví dụ:
Những lý lẽ vô nghĩa: Mục đích của việc thăm dò khách hàng
giống như việc mở đường bằng cách ủn chiếc xe qua cánh cửa
bị chặn.
Lời cầu nguyện kiểu “Luôn luôn chốt đơn hàng” đã trói buộc bạn với
niềm tin trên. Đó là lý do Marci cảm thấy mình giống như một tên
mọt sách trong lớp phải cầu xin một buổi hẹn hò với anh chàng
hotboy của lớp mỗi lần nhấc máy điện thoại lên. “Mỗi cuộc gọi đều
gượng gạo. Anh ta không hề có hứng thú với tôi. Chắc chắn anh ấy
sẽ nói không.” Thái độ này khiến những tin nhắn của bạn tới khách
hàng trở nên sáo rỗng hoặc khiến người nghe khó chịu.
Dẫu cho người mua hàng ngày nay đều tự tìm kiếm, phân loại và
chọn lọc sản phẩm mà không cần những người bán hàng chuyên
nghiệp xen vào, đã đến lúc cân nhắc lại mục đích của bạn.
Hãy cân nhắc mục đích thực của quá trình điều tra khách hàng là gì:
Thu hút chú ý của khách hàng
Trước khi anh ta sẵn sàng.
Hoặc, tốt hơn là, khiến anh ta thích thú khi nói chuyện với bạn
trước.
Mấu chốt là: bạn muốn khách hàng tiềm năng nghĩ đến bạn trước.
Lẽ vô nghĩa thông thường: Nếu thông điệp bạn truyền tải đủ hay, sẽ
có người phản hồi.
Suy nghĩ viển vông! Những thông điệp thích hợp có thể gia tăng khả
năng khiến tôi để ý tới bạn. Nhưng nó không đảm bảo là tôi sẽ hợp
35