chúng ta suy nghĩ và nó quyết định mức độ tự tin của chúng ta.
Tôi nhớ đến một người mà tôi đã giúp xử lý stress. Đó là một người đàn
ông trung niên, giám đốc một công ty lớn. Dù giàu có và sở hữu nhiều của
cải, ông vẫn cảm thấy bất hạnh. Ông uống rượu nhiều và điều đó đang đe
dọa hiệu quả công việc của ông. Khi chúng tôi trao đổi về thời thơ ấu, ông
kể người cha chỉ thương yêu người anh trai và luôn miệng nói rằng ông là
một đứa vô tích sự, sẽ chẳng làm được việc gì nên thân. Giờ đây, dù đã
trưởng thành, nhưng mỗi khi nhìn vào gương ông vẫn tự bảo: "Ngươi
chẳng làm gì ra hồn cả. Ta ghét ngươi!". Tiếng nói trong ông như một kẻ
thù, khiến ông trở nên căm ghét bản thân. Trò chuyện thêm, tôi mới vỡ lẽ
rằng bố ông cũng là người sợ và căm ghét chính mình. Hiểu ra như thế, ông
đã có thể chuyển hóa tiếng nói trong ông từ thù thành bạn. Mỗi khi giọng
nói tiêu cực bắt đầu chê bai chỉ trích, ông lại tự bảo: "Nào, để xem người
bạn hữu ích của mình nói gì với mình đây?". Ông biến tiếng nói ấy thành
chỗ dựa và dần dần giành lấy lòng tự tin, tình yêu thương bản thân, tự giúp
mình vượt qua nỗi bất hạnh.
Nhiều khi, thầy cô là những người có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến lòng tự
tin của chúng ta. Tôi còn nhớ hồi bảy tuổi, đứng trong đội đồng ca, tôi đã
hát rất to với niềm tự tin, hăng hái, say sưa. Được nửa bài, cô giáo bước
đến chỗ tôi và đưa ngón tay lên môi ra hiệu cho tôi. Có hai cách hiểu, một
là tôi hát quá to, hai là hàm ý tôi hát không hay. Ngay lập tức, tôi chấp nhận
hàm ý thứ hai là thật và suốt trong nhiều năm sau đó, tôi không bao giờ hát
trước mọi người. Và nghĩ sao thì ra vậy, giọng hát của tôi như bị nhốt vào
một chiếc lồng sắt và không thể nào thoát ra được, nếu có thì cũng chỉ là
những âm thanh ư ử được phát ra từ cổ họng yếu ớt!
Cho dù môi trường xung quanh từ thuở thiếu thời khiến chúng ta mạnh mẽ
hay yếu đuối thì việc xây dựng một tiếng nói bên trong sẽ khuyến khích và
tạo dựng sự tự tin trong mỗi chúng ta.
Bước đầu tiên là lắng nghe. Chúng ta cần lắng nghe "cuộc tự trò chuyện