bên trong mình". Nếu nhận ra giọng nói ấy đang chỉ trích hay làm nản chí
thì chúng ta cần quyết tâm chuyển nó thành tiếng nói hỗ trợ, khuyến khích.
Sự quyết tâm rất quan trọng vì chúng ta rất hay tạo được vài suy nghĩ
truyền sức mạnh cho bản thân nhưng rồi sau đó lại không quan tâm để tiếp
tục điều đó. Như thế chẳng khác gì chúng ta để ngỏ cửa cho những suy
nghĩ yếu đuối, tiêu cực quay trở lại. Nếu đã quen có những suy nghĩ như
"Mình sẽ thất bại" hay "Mình không có hy vọng đâu" thì nay chúng ta cần
tạo thói quen suy nghĩ rằng "Mình sẽ thành công" hay "Mình rất xứng
đáng".
3. Xem những khó khăn là bài học:
Một chìa khóa quan trọng để duy trì cách nhìn tích cực là khả năng học hỏi
từ những khó khăn, không để thất bại che phủ tương lai hoặc bào mòn lòng
tự tin của chúng ta. Nếu đã mắc sai lầm, hãy coi đó như một bài học và tự
hỏi: "Tôi có thể học được kinh nghiệm gì từ chuyện này cho tương lai?".
Một tấm gương điển hình tuyệt vời về khả năng này là Thomas Edison,
người đã thử 2.000 chất liệu khác nhau trong quá trình sáng chế bóng đèn
tròn. Sau 2.000 lần thất bại, phụ tá của ông ca cẩm: "Tất cả công sức của
chúng ta thế là vô vọng! Ta chẳng học hỏi được điều gì cả". Edison đã đáp
lại rất tự tin: "Chúng ta học được rất nhiều và đã tiến bộ nhiều. Giờ đây,
chúng ta đã biết rằng có 2.000 chất liệu không phù hợp để dùng chế tạo
bóng đèn tròn".
"Được khen không mừng, bị chê không khó chịu - một tính cách xuất
chúng cần phải tự biết rõ những phẩm chất và thế mạnh của mình."
Các bài tập thư giãn
- Dành vài phút để ngồi yên lặng, thư giãn cơ thể và tâm trí, chúng ta có thể
quan sát rõ ràng hơn những dạng suy nghĩ đang được tạo ra trong tâm trí
mình. Khi ngồi thư giãn, chúng ta thực hành việc tạo nên những suy nghĩ