rằng Các phòng triển lãm, Những tùy bút về hội họa, Ý kiến ngược đời
về diễn viên... cũng là những sáng tác văn học.
Một mảng công việc đồ sộ khác hầu như choán gần hết cuộc đời
sáng tạo của Diderot là việc lãnh đạo biên soạn Bách khoa toàn thư,
một công trình có giá trị khoa học, triết học... tổng kết những tri thức
của thời đại dưới ánh sáng của tư tưởng mới lúc bấy giờ. Diderot
nhanh chóng tập hợp được một đội ngũ đông đảo các nhà chuyên môn
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và tiến hành công việc hết sức khẩn
trương, kể cả trong thời gian ông bị giam ở Vincennes. Năm 1750, bản
Quảng cáo cho Bách khoa toàn thư được lưu hành. Tập 1 và tập 2
phát hành vào các năm 1751 và 1752. Chính quyền ra lệnh cấm bán và
tàng trữ. Diderot không nao núng. Từ 1753 đến 1757, các tập 3, 4, 5,
6, 7 lần lượt được xuất bản. Năm 1759, một lần nữa, chính quyền ra
lệnh cấm bán Bách khoa toàn thư. Diderot tiếp tục cho in bí mật mười
tập còn lại, đến cuối 1765 thì xong. Năm 1772, các tập đồ bản (gồm
tất cả 11 tập) cũng lần lượt được hoàn thành nốt.
Tiếng tăm của Diderot nhanh chóng vượt ra ngoài biên giới nước
Pháp. Vừa khâm phục tài năng, vừa hiểu rõ tình cảnh túng quẫn của
ông, Nữ hoàng Nga Ekatêrina II giúp đỡ bằng cách mua lại thư viện
của ông ở Paris, vẫn để thư viện ở nơi cũ và “giao” cho ông trông coi
đến trọn đời với đồng lương rất hậu. Năm 1773, Nữ hoàng còn mời
nhà triết học sang thăm nước Nga. Cuối 1774, ông trở về nước.
Những năm cuối đời, Diderot vẫn tiếp tục viết, song các tác phẩm
của ông thời kỳ này không quan trọng lắm: Trò chuyện của một triết
gia với Thống chế phu nhân ••• (Entretien d’un philosophe avec la
Maréchale de •••, 1776), Luận về các triều đại của Claude và Néron
(Essai sur les règnes de Claude et de Néron, 1778)... Ông mất tại Paris.
✽✽✽
Diderot không có những công trình mỹ học tập trung, trừ Luận về
cái đẹp (Traité du beau) xuất hiện lần đầu trong Bách khoa toàn thư,