các vĩ nhân như thế. Những ai đã từng nghe ông trò chuyện... chỉ cần
giở bất kỳ trang nào của quyển sách ấy, họ sẽ tưởng như đang nghe
ông nói...”
Những dòng trên cũng có thể vận dụng đối với Ý kiến
ngược đời về diễn viên.
Cùng với các sáng tác văn học, những hoạt động của Diderot
trong lĩnh vực nghệ thuật là một mảng quan trọng thể hiện rõ quan
điểm mỹ học của ông. Gần ba thế kỷ đã trôi qua, những suy nghĩ trong
các tác phẩm kể trên vẫn chưa hoàn toàn thuộc về quá khứ. Mặt khác,
giữa Diderot triết gia, Diderot - nhà văn với Diderot - nhà mỹ học,
nghiên cứu và phê bình nghệ thuật có mối liên quan với nhau rất
khăng khít, thậm chí ta có thể nói đến sự thâm nhập vào nhau của
những con người ấy trong Diderot. Những tác phẩm nghiên cứu, phê
bình nghệ thuật của ông không khô khan đơn điệu mà giàu sắc thái
văn chương. Chính tác giả là người có ý thức hẳn hoi về sự gắn bó
chặt chẽ giữa văn học và nghệ thuật: “Người ta thấy lại những nhà thơ
trong các họa sĩ, và những họa sĩ trong các nhà thơ - ông viết. Xem
tranh của các bậc thầy vĩ đại cũng có ích cho một tác giả như đọc các
tác phẩm vĩ đại có ích cho một nghệ sĩ”
. Niklaus có lý khi nhận xét
rằng “mỹ học kịch của ông báo trước phê bình nghệ thuật của ông và
mỹ học của các truyện và của Jacques người theo thuyết định mệnh...
được hiểu rõ ràng hơn dưới ánh sáng của cách diễn tả văn học trong
Các phòng triển lãm”
Ngòi bút của một nhà văn càng được dịp tung hoành hơn do hoàn
cảnh viết nghiên cứu và phê bình. Tác giả như đang trò chuyện với
một số bạn đọc hạn chế và có chọn lọc của tờ Thư tín văn học... Hình
thức “đối thoại”, “trò chuyện” độc đáo quen thuộc với Diderot nhà văn
được sử dụng rộng rãi ở trong lĩnh vực này khiến cho văn nghiên cứu
và phê bình của ông khi nhẹ nhàng, khi sâu sắc, khi thoải mái, khi
trang nghiêm, càng thêm sinh động. Không có gì quá đáng nếu nói