TỪ MỸ HỌC ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT - Trang 16

- Thế tại sao bàn tay ông lại không chống vào nạnh phía bên chân

phải gập lại?

- Vì nếu vậy, tôi sẽ bị ngã mất; chỗ tựa nhất thiết phải ở về phía

bên chân chống đỡ toàn bộ thân thể của tôi.

- Theo ông, nếu làm trái lại là phi lý ư?
- Thậm phi lý, Le Moyne đáp.
- Vậy tại sao bức tượng vua Louis XV trong học viện quân sự,

ông lại để cho đứng theo tư thế ấy?

Le Moyne lúng túng không nói gì, sau đó ông mới trả lời là để

đứng theo tư thế ấy đẹp hơn. Diderot định bẻ lại: “Thế ông cho rằng
vẻ đẹp có thể dung hòa được với sự phi lý hay sao?”, song vì thương
tình không muốn dồn Le Moyne vào chỗ bí nên tác giả thôi không nói
nữa

*

.

Chuyển sang phân tích về màu sắc và sáng tối trong phần II và III

của Những tùy bút về hội họa, Diderot vẫn bị cuốn hút bởi luồng suy
nghĩ chủ đạo ấy. Trong một bức tranh “chẳng có gì thu hút bằng màu
sắc chân thật”, nhưng nhà nghệ sĩ tô màu thật sự lại hiếm, vì phần
đông không chịu nhìn tự nhiên. Ở các phần này, còn nổi lên một luận
điểm thứ hai nhằm thuyết phục các nghệ sĩ: cái đẹp tồn tại ngay trong
tự nhiên, không cần tìm đâu xa mẫu mực tuyệt vời chưa dễ mấy người
vươn tới được, bởỉ vì “con người không phải là Thượng đế, xưởng vẽ
của nghệ sĩ không phải là tự nhiên”.

Tác giả dẫn ra trường hợp cái màu sắc đẹp nhất thế gian trên đôi

má của người thiếu nữ. Ông viết: “Ai có được ý thức về da thịt là đã
tiến một bước dài; mọi cái còn lại so với nó chẳng nghĩa lý gì cả. Ngàn
họa sĩ đã chết đi mà chưa cảm nhận được da thịt; ngàn họa sĩ khác
cũng sẽ chết mà chưa cảm nhận được nó”. Đã thế, nghệ sĩ tô màu còn
điên đầu vì sự biến hóa của da thịt ấy, nó tươi lên và héo đi trong nháy
mắt “tùy theo muôn hình nghìn vẻ đổi thay của cái hơi thở nhè nhẹ và
linh động mà ta gọi là tâm hồn”. Tác giả phải thốt lên: “Ồ! Ông bạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.