TỪ MỸ HỌC ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT - Trang 19

hàng đầu. Ông đã đứng về phía lực lượng xã hội mới, nền nghệ thuật
mới và nói lên tiếng nói của cái mới.

Trên tinh thần ấy, nhà văn đã kịch liệt chống lại xu hướng chạy

theo biểu tượng trong tranh. Theo ông, họa sĩ chạy theo biểu tượng thì
sẽ không còn đếm xỉa gì đến việc quan sát tự nhiên, ông không ngần
ngại nhận định biểu tượng chẳng qua là phương sách của một đầu óc
cằn cỗi, yếu đuối, tuy ông không phủ nhận tài năng của Rubens hay
Pigalle.

Thời bấy giờ, cũng do xu hướng chạy theo các biểu tượng mà

nghệ thuật chân dung bị liệt vào thể loại thấp kém, vì không ở đâu cái
thật lại đòi hỏi được tôn trọng như ở đây. Lĩnh vực chân dung trở
thành trận địa đấu tranh giữa những quan điểm khác nhau. Diderot có
mặt tại đấy. Ông đã đưa ra nhiều lý lẽ để nâng cao địa vị của nghệ
thuật chân dung.

Diderot còn nhìn thấy một chướng ngại nữa, đó là khuynh hướng

cầu kỳ, kiểu cách đang ngự trị trong các trường nghệ thuật, nó làm cho
người ta ngay từ khi mới bước chân vào lĩnh vực này đã quen xa rời tự
nhiên và lảng tránh sự thật. Quanh năm, người ta dạy học sinh vẽ theo
mô hình, theo các người thuê tiền ngồi làm mẫu vẽ và theo tranh mẫu
của thầy hoặc của người xưa. Tác giả đã phải thốt lên: “Các bạn ơi,
các bạn vẽ ở đấy bao lâu rồi? Hai năm. Này! Quá đủ rồi đấy. Hãy để
cái cửa hiệu bán kiểu cách đó cho tôi...”

*

. Và ông khuyên học trò các

trường hội họa nên đi vào vẽ trong cuộc sống, tới các giáo đường, các
quán rượu, quan sát các nhà cửa, phố xá...; “các bạn sẽ thấy thương
hại - ông viết - cho bài học của ông giáo sư vô vị của các bạn và cho
việc bắt chước người mẫu vô vị của các bạn” (Những tùy bút về hội
họa).

Sau khi đã phân tích tất cả những nguyên nhân làm cơ sở cho

quan niệm của Diderot về cái thật trong nghệ thuật, ta vẫn có thể nghĩ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.