TỪ MỸ HỌC ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT - Trang 21

Vậy phải chăng cái đẹp đồng nhất với cái thật đã được lựa chọn

và tác phẩm nghệ thuật là bản sao của tự nhiên ấy. Diderot không hoàn
toàn nghĩ như vậy. Ông đã thoáng thấy rằng cùng với cặp quan hệ cái
thật trong tự nhiên và cái thật trong nghệ thuật, còn phải tính đến cặp
quan hệ cái thật và cái giống như thật. Khi phê bình tranh tại Phòng
triển lãm năm 1763, ông có nhận xét khá tinh tế cho rằng hội họa khác
âm nhạc ở chỗ nhạc sĩ truyền đến cho chúng ta chính bản thân âm
thanh, còn cái mà họa sĩ hòa trộn trên bảng pha màu lại không phải là
chính da thịt, len dạ, ánh nắng, khí trời, mà là các chất đất, các nhựa
cây, các tro xương... Giữa tự nhiên và tác phẩm nghệ thuật có một
khoảng cách. Ông đã viết những dòng đầy ý nghĩa về họa sĩ Vernet mà
ông rất yêu mến với những tấm tranh như bày ra trước mắt người xem
quang cảnh thực của thiên nhiên: “Ông Vernet hết sức hài hòa kia có
lẽ chẳng có lấy một điểm nào trên khắp mặt tranh, nói một cách
nghiêm khắc, mà không phải là giả dối”. Một cảnh vẽ trên tranh dù
thực đến mấy đi nữa, nhưng vì là cảnh vẽ, nên nó không thể hoàn toàn
giống với hiện thực, “Đó chẳng còn là cái cảnh hiện thực và chân thật
người ta nhìn thấy, có thể nói đó chỉ là bản dịch của cái cảnh ấy mà
thôi”. Như vậy, Diderot đã phân biệt cái thật với cái giống như thật, và
“cái thật của tự nhiên là cơ sở của cái giống như thật của nghệ thuật”
(Suy nghĩ tản mạn).

Chiều hướng suy nghĩ ấy sẽ dẫn ông đi xa hơn nữa. Không ai nói

nhiều đến mô phỏng tự nhiên như ông, nhưng cũng chính ông lại phát
biểu: “Ai buộc anh phải là người mô phỏng nghiêm ngặt tự nhiên?”

*

.

Ông chê trách các họa sĩ nào “thu hẹp một cách tệ hại những ranh giới
của nghệ thuật (...) theo khuôn sáo làm đầy tớ hèn mọn cho cầu vồng”
khi bắt chước màu sắc (Những tùy bút về hội họa), và còn cứng rắn
hơn: “Bạn hãy làm môn đệ của cầu vồng, nhưng chớ làm nô lệ cho
nó”

*

. Cặp quan hệ sao chép và mô phỏng dường như đã được phân

biệt trong nhận thức của ông. Hai khái niệm này tưởng chừng như
đồng nhất, nhưng thực ra theo cách hiểu xưa kể từ Aristote, mô phỏng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.