không?, Nếu ông hỏi tôi câu đó, tôi sẽ thú thật với ông là tôi chẳng
biết trả lời thế nào.
“Lôi ra, lôi ra, nó không tương hợp đâu.” Kẻ nói câu ấy về một
tượng thánh giá xấu mà người ta đưa đến gần miệng y chẳng phải là
một kẻ nghịch đạo. Lời của y là của nghề nghiệp y; đó là lời của nhà
điêu khắc đang hấp hối.
Vị tu viện trưởng buồn cười Canaye mà tôi đã kể với ông có làm
một bài châm biếm nho nhỏ rất cay độc và rất vui về những câu đối
thoại nho nhỏ của Rémond de Saint-Mard là bạn của ngài. Rémond de
Saint-Mard không biết rằng tu viện trưởng là tác giả của bài châm
biếm, nên một hôm than phiền cái trò ranh mãnh ấy với một bà trong
số các bà bạn chung của cả hai người. Trong khi Saint-Ménard vốn dễ
mếch lòng, hơi một tí là than phiền, thì tu viện trưởng đứng sau lưng
ông ta và đối diện với bà bạn, thú thật mình là tác giả của bài châm
biếm, và chế giễu ông bạn bằng cách thè lưỡi ra. Có những người cho
rằng cách đối xử của tu viện trưởng là bất lịch sự; những người khác
lại xem đấy chỉ là một trò nghịch ngợm, vấn đề đạo đức ấy được đưa
đến ngài tu viện trưởng uyên bác Fénel để phân xử, và người ta chẳng
bao giờ nhận được quyết định nào khác của Fénel mà chỉ là những
người Gaulois thời cổ thường có thói quen thè lưỡi ra... Ông sẽ kết
luận về chuyện đó thế nào? Rằng tu viện trưởng Canaye là một kẻ ác?
Tôi tin như thế. Rằng ngài tu viện trưởng kia là một kẻ ngu ngốc? Tôi
phủ nhận điều ấy. Đó là một người đã cặm cụi suốt đời nghiên cứu
những vấn đề uyên bác đến mờ mắt, và ngài chẳng thấy trên thế gian
này có gì quan trọng bằng việc khôi phục lại một đoạn văn hoặc khám
phá ra một tục lệ xưa. Ông hệt như nhà hình học kia mệt mỏi thấy đô
thành vang lên mãi những lời ca tụng khi Racine đưa ra vở Iphigénie
,
nên muốn đọc vở Iphigénie được ngợi khen hết lời ấy. Ông lấy vở
kịch; ông lui vào một góc; ông đọc một lớp, hai lớp; đến lớp kịch thứ
ba, ông vứt quyển sách đi và nói: “Điều đó chứng tỏ cái gì?...” Đấy là