✽✽✽
Diderot hình dung ra trước mắt cảnh núi rừng hùng vĩ với những
mỏm đá lởm chởm, những cây cối rậm rạp, những dòng thác chảy ào
ào dồn nước về chiếc cối xay lúa ở xa xa thấp thoáng bên mấy rặng
liễu và mái nhà tranh đơn sơ. Không ai nghi ngờ gì cánh rừng già,
hình ảnh của thời khai thiên lập địa kia là đẹp, quả núi sừng sững hình
ảnh của sự bất biến trường cửu kia là đẹp, muôn vàn giọt nước lấp
lánh như kim cương dưới ánh mặt trời kia là đẹp. Thế còn khu vực cối
xay nơi “thứ lương thực phổ biến nhất của con người được nghiền ra
và chế biến?” Hình như nó không có sức thu hút đối với con mắt của
một số người nào đó. Triết gia nêu vấn đề: “Chẳng lẽ tất cả cái cảnh
tượng hữu ích ấy không góp thêm chút nào vào niềm vui thích của tôi
hay sao?”. Dưới con mắt của ông, đấy cũng là một quang cảnh đẹp.
Ngược trở lại với quả núi, cánh rừng, dòng thác, triết gia nghĩ
ngợi và “nhìn thấy trong cây rừng cái cột buồm mai kia sẽ phải kiêu
hãnh đương đầu với phong ba bão táp; trong lòng núi, chất quặng thô
mai kia sẽ sôi lên dưới đáy lò rừng rực, và sẽ hình thành, vừa những
máy móc làm cho đất đai phì nhiêu, vừa những máy móc triệt hạ cư
dân của nó...”
. Diderot ngắm phong cảnh vừa bằng mắt, vừa bằng óc,
vừa với tư cách một nghệ sĩ, vừa với tư cách một triết gia. Ông khám
phá trong cái đẹp lay động tâm hồn ông có yếu tố của cái hữu ích.
Ông đã đề cập đến mặt thứ hai trong mối quan hệ giữa cái thật,
cái tốt và cái đẹp, tức là quan hệ giữa cái đẹp và cái tốt.
Giống như khi nói về cái thật và cái đẹp, tác giả quan niệm rằng
nếu ta thêm vào cái tốt một tình huống hiếm có, chói lọi nào đấy thì
cái tốt sẽ đẹp. Mà cái tốt thì lại có liên quan đến cái hữu ích, “cái tốt
chỉ là cái hữu ích được nâng lên bởi những tình huống có thể có và kỳ
diệu”
. Như vậy, cũng như đối với cái thật, không phải cái tốt nào