mới phất cũng bị cuốn hút vào con đường ấy. Các tầng lớp xã hội kể
trên đòi hỏi nghệ sĩ phải hạ thấp lý tưởng nghệ thuật xuống ngang tầm
những thú vui xác thịt và thỏa mãn thị hiếu đồi trụy của họ. Nghệ
thuật quý tộc đồi trụy không thể dung hòa với lý tưởng tiến bộ của giai
cấp đang vươn lên đảm nhiệm sứ mệnh của lịch sử. Vấn đề đấu tranh
cho đạo đức được đặt ra không phải chỉ riêng trong lĩnh vực hội họa
mà trong văn học nghệ thuật nói chung thời bấy giờ. Ý nghĩ về đạo
đức không phải ngẫu nhiên luôn luôn thường trực dưới ngòi bút
Diderot khi viết truyện, soạn kịch cũng như khi nghiên cứu và phê
bình nghệ thuật. Ông viết: “Hội họa có điểm này chung với thơ ca, cả
hai đều phải bene moratae: chúng cần phải có phong hóa”
Và cụ thể
hơn mà cũng sâu sắc hơn: “Mọi tác phẩm điêu khắc và hội họa phải là
biểu hiện của một phương châm lớn, một bài học cho người xem; nếu
không nó là câm lặng”
. Với tinh thần ấy, Diderot phê phán nghiêm
khắc họa sĩ Boucher với loại tranh dâm đãng, ông không phủ nhận
Boucher có hoa tay vẽ tài, nhưng càng tài bao nhiêu chỉ càng làm cho
tranh thêm nguy hại bấy nhiêu. Ông muốn nghệ thuật góp phần “làm
cho đức hạnh trở thành đáng yêu, thói xấu trở thành đáng ghét”
(Những tùy bút về hội họa). Tất nhiên, bức tranh không phải là sân
khấu, nhân vật trong tranh không phải là diễn viên, chúng không nói
thành lời, nhưng theo ông, chúng làm cho ta tự nói và ta trò chuyện
với chính bản thân ta, chúng là môi giới của ta với ta. Chúng gây ấn
tượng rất mãnh liệt đối với người xem, bởi vì, - ông dẫn thơ Horace
nhà thơ La Mã - “cái gì nghe được bằng tai tác động đến trí óc không
mạnh mẽ bằng cái gì nhìn thấy trước mắt (...) và không mạnh mẽ bằng
cái gì mà người xem cảm thấy là kẻ môi giới của chính mình”.
Tuy nhiên, cái tốt mà Diderot nói đến rộng hơn đạo đức hoặc
phải hiểu khái niệm đạo đức khác đi như chính tác giả trong một lá thư
gửi nhà điêu khắc Falconet năm 1767 đã viết rằng cần phải chỉ bảo
cho dân chúng thấy những từ thói hư tật xấu, đức hạnh... mà họ vẫn