quen nói như bốn trăm năm về trước ngày nay thực sự mang ý nghĩa
gì. Diderot rất quan tâm đến “tư tưởng lớn” khi xem xét các tác phẩm
nghệ thuật, ông cho rằng cái thiếu trong phần lớn những sáng tác của
thời đại bấy giờ “chính là tư tưởng lớn, và không có tư tưởng lớn,
người ta chẳng làm nên được cái gì đáng giá, nhất là trong điêu
khắc”
Cái tư tưởng lớn chứa đựng trong tác phẩm làm rung động mọi
người chính là cái tốt mà Diderot nêu lên thành một luận điểm mỹ học
quan trọng. Cái đạo đức hiểu theo nghĩa nào đấy chẳng phải không có
liên quan đến cái tư tưởng lớn trong quan niệm của ông. Ý kiến sau
đây của J. Pierre đáng cho ta lưu tâm: “Cái công thức bị chế giễu một
cách ngốc nghếch - hai phẩm chất thiết yếu đối với nghệ sĩ: đạo đức
và phép phối cảnh (Suy nghĩ tản mạn, số 57) - nó có nghĩa gì nếu
không phải là ở người nghệ sĩ chân chính cần có sự bắt gặp giữa kiến
thức nghề nghiệp cụ thể với một triết lý, một nhân sinh quan?”
Diderot đã hướng mục đích của nghệ thuật về phía những chân trời xã
hội và chính trị rộng lớn hơn.
Diderot đòi hỏi nghệ thuật phải trở thành thứ vũ khí đấu tranh
cho tiến bộ xã hội, cho sự thắng lợi của tư tưởng cách mạng trong thế
kỷ Ánh sáng. Theo R. Desné, “một phần quan trọng những bàn luận
của Diderot về nội dung các tác phẩm nghệ thuật được soi tỏ, ở ông,
dưới ánh sáng của đạo đức lao động”
. Cái tốt trong nghệ thuật đã
được nâng từ bình diện đạo đức thông thường lên bình diện chính trị.
Nghệ sĩ phải thực sự trở thành người con của nhân dân, có trách nhiệm
với nhân dân, chứ không phải chỉ có trách nhiệm với nhà vua. Nghệ
thuật phải hướng về nhân dân, sao cho đông đảo mọi người được
hưởng; phòng trưng bày nghệ thuật phải là nơi hướng dẫn và rèn luyện
khiếu thẩm mỹ của nhân dân. Nhân dân và những cảnh sinh hoạt của