TỪ MỸ HỌC ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT - Trang 247

viết những thơ ca ấy ở Pháp, bởi vì, trong ý nghĩ của chính Garrick, ai
thể hiện được hoàn hảo một lớp kịch của Shakespeare thì không biết tí
gì cách xướng lên một lớp kịch của Racine bởi vì, bị những câu thơ du
dương của tác giả này quấn lấy giống như những khúc rắn quấn quanh
đầu, bàn chân, bàn tay, cẳng chân, cánh tay của ông ta, động tác của
ông ta mất hết thoải mái, do đó, rõ ràng là diễn viên Pháp và diễn viên
Anh nhất trí thừa nhận các nguyên tắc mà tác giả của ông nêu lên là
chân thực, nhưng lại không ăn ý với nhau và trong ngôn ngữ kỹ thuật
của kịch trường có một biên độ, một khoảng dao động khá lớn khiến
cho những người có lương tri, ý kiến hoàn toàn đối lập nhau, lại tưởng
chừng nhận ra ánh sáng của sự thật hiển nhiên ở đấy. Và hơn bao giờ
hết, ông cứ việc bám chắc lấy phương châm của ông: Đừng giải thích
gì cả, nếu các người muốn hiểu nhau.

NGƯỜI THỨ HAI
Ông cứ nghĩ rằng trong mọi tác phẩm, và nhất là trong tác phẩm

này, có hai nghĩa phân biệt, cả hai đều chứa đựng trong những ký hiệu
như nhau, một ở London, một ở Paris ư?

NGƯỜI THỨ NHẤT
Và ký hiệu ấy nêu lên hai nghĩa rất minh bạch, đến nỗi, chính bạn

ông cũng lầm lẫn, bởi vì đem liên kết tên của các diễn viên Anh với
tên của các diễn viên Pháp, đem áp dụng vói họ những quy tắc như
nhau và dùng cùng một lời chê và các tiếng khen với họ, chắc ông ta
tưởng rằng điều ông ta phát biểu về những người này cũng đúng với
các người kia.

NGƯỜI THỨ HAI
Nhưng nếu vậy, có lẽ không một tác giả nào khác đã làm nhiều

điều phản nghĩa thực sự bằng thế.

NGƯỜI THỨ NHẤT
Ông ta dùng vẫn những từ ngữ ấy mà nói lến một sự việc ở ngã tư

Bussy và một sự việc khác hẳn ở Drury-Land, tôi lấy làm tiếc mà phải
thú thực điều đó. Vả chăng, có thể tôi lầm. Nhưng điểm quan trọng mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.