TỪ MỸ HỌC ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT - Trang 260

NGƯỜI THỨ HAI
Nhưng nếu một đám đông tụ tập ngoài phố do một tai họa nào

đấy, phô bày đột ngột, và mỗi người một cách, sự mẫn cảm tự nhiên
của họ, chẳng bàn định trước với nhau, họ sẽ tạo nên một quang cảnh
tuyệt diệu, hàng ngàn kiểu mẫu quý giá cho điêu khắc, hội họa, âm
nhạc và thơ ca.

NGƯỜI THỨ NHẤT
Đúng thế. Nhưng quang cảnh ấy liệu có thể so sánh được hay

không với cái quang cảnh nó là kết quả của một sự phối hợp có ý thức,
sự hài hòa mà nghệ sĩ sẽ đưa vào khi chuyển nó từ góc phố lên sân
khấu hay lên tranh? Nếu ông nghĩ như thế, tôi sẽ còn vặn lại ông, đâu
là cái ma lực của nghệ thuật được người ta hết sức tán dương, bởi vì
chung quy, nó chỉ làm cho hỏng đi những gì tự nhiên nguyên sơ và
một sự dàn xếp ngẫu nhiên đã làm tốt hơn nó? Ông có phủ nhận là
người ta làm cho tự nhiên đẹp thêm lên không? Ông chưa bao giờ
khen một người đàn bà bằng cách nói rằng nàng đẹp như một nàng
trinh nữ của Raphael hay sao? Nhìn thấy một phong cảnh đẹp, ông
chưa từng thốt lên rằng nó nên thơ ư? Vả lại, ông nói với tôi về một
chuyện thực, còn tôi nói với ông về một sự mô phỏng; ông nói với tôi
về một khoảnh khắc thoáng qua của tự nhiên, còn tôi nói với ông về
một tác phẩm của nghệ thuật, được dự định, được tiếp tục, nó có
những tiến triển và sự trường cửu của nó. Ông hãy tách riêng ra từng
người trong các diễn viên ấy, hãy làm thay đổi cảnh ở ngoài phố cũng
như trên sân khấu và hãy cho tôi xem các nhân vật của ông một cách
lần lượt, biệt lập, hai người một, ba người một; hãy để mặc họ với
những động tác cố hữu của mình; họ cứ việc làm chủ tuyệt đối hành
động của mình, và ông sẽ thấy kết quả là một cảnh ông chẳng bà
chuộc lạ lùng. Để tránh nhược điểm ấy, ông có cho họ diễn tập chung
với nhau không? Vĩnh biệt sự mẫn cảm tự nhiên của họ, và như thế
càng hay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.