TỪ MỸ HỌC ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT - Trang 293

sung vào một gánh hát nông thôn. Y lang thang mãi cho đến khi hy
vọng có thể bắt đầu sự nghiệp ở chốn kinh kỳ. Một cô gái bất hạnh
sống ô nhục trong vũng bùn trụy lạc; chán ngán với thân phận đê hèn
nhất, thân phận gái làng chơi mạt hạng, ả học thuộc lòng dăm ba vai
kịch, ả đến nhà nàng Clairon một buổi sáng kia, như gã nô lệ thời xưa
đến nhà ngài đô chính hay ngài pháp quan. Nàng cầm tay ả, xoay
người ả một vòng, lấy cây đũa của mình chạm vào người ả và bảo:
“Ra làm cho bọn vô công rồi nghề cười lên hay khóc đi”.

Họ bị rút phép thông công. Đám công chúng không thể không

cần đến họ, thì lại khinh bỉ họ. Đó là những kẻ nô lệ luôn luôn ở dưới
làn roi của một tên nô lệ khác, ông tưởng rằng những dấu ấn của một
sự sỉ nhục liên tiếp như thế có thể không gây hậu quả gì, và dưới gánh
nặng của ô nhục, một tâm hồn vẫn đủ vững vàng để đứng ở tầm cao
của Corneille hay sao?

Cái ách tàn bạo mà người ta xử sự với họ, họ đem xử sự với các

tác giả, và tôi chẳng biết giữa gã diễn viên xấc xược với anh tác gia
cam chịu hắn, ai là người đê tiện hơn.

NGƯỜI THỨ HAI
Người ta muốn được diễn

*

.

NGƯỜI THỨ NHẤT
Dù với điều kiện nào ư? Bọn họ đều chán ngán với nghề nghiệp

của mình. Ông hãy trao tiền ở cửa, và họ sẽ bất cần đến sự có mặt và
những tràng vỗ tay của ông. Nếu được các khán giả ngồi ghế lô hằng
năm trợ cấp cho tiền bạc đủ dùng, chắc là họ đã đi đến chỗ tìm cách
làm cho tác giả khước từ món tiền nhuận bút của minh, hoặc làm cho
vở kịch của ông ta không được chấp nhận.

NGƯỜI THỨ HAI
Nhưng ý đồ ấy chỉ đưa đến chỗ dập tắt thể loại kịch.
NGƯỜI THỨ NHẤT
Điều đó liên quan gì đến họ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.