sĩ lớn như Picasso, Léger... về các mặt ngôn ngữ nghệ thuật và phong
cách biểu hiện, so với thời đại của Diderot, họ đã tiến một bước rất
dài.
Trong khung cảnh ấy, ý nghĩa thời sự của Diderot vẫn còn đó.
Viết về tranh đồ họa trưng bày tại Triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm
1980, họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ rất ưa cái duyên, cái tình, cái đẹp, cái
công phu của một tác giả đồ họa ghi chép sự thật và kiên trì ngồi khắc,
say mê vẽ hình, khắc hình như xưa kia ông già Hokusai đã say mê đến
ngây ngất vẽ hình tả thực, và Nguyễn Văn Tỵ viết: “Sở dĩ tôi nhấn
mạnh đến diễn hình và vẽ thực vì hầu như phong trào vẽ đã lãng quên
mất đi ký họa, (...) một hình thức cụ thể của họa sĩ tiếp xúc với tự
nhiên, một mặt học tập, nghiên cứu cần thiết để làm gốc rễ cho hư cấu
và khái quát hình. Phong trào vẽ có người mẫu hiện nay hình như
cũng không có mấy trong các xưởng vẽ, làm cho người ta tưởng vẽ là
chỉ có nghĩ ra những hình tượng mới kỳ lạ. Những bậc thầy về hội họa
hiện đại đều sáng tác song song hai mặt - thực tế và hư cấu - nhiều khi
trong cùng một đề tài. Vẽ thực thì thật đến mức người xem không
quen phải bịt mắt lại; lúc hư cấu thì người xem lại ngạc nhiên lạ lùng!
Trường hợp Picasso là điển hình về tả thực và hư cấu, điển hình về
chân và thảo mà chính họa sĩ đã chủ trương cho đến hơi thở cuối cùng.
Con chim hòa bình vẽ kỹ đến từng thớ lông ở chân, ở mào cũng xúc
động như những con chim bằng một nét âu yếm của ông”
✽✽✽
Tài năng lỗi lạc của nhà triết học, nhà lý luận mỹ học, nhà văn,
nhà phê bình Pháp vừa đa dạng, vừa sâu sắc; nhưng một khía cạnh có
lẽ ít được nói tới hơn cả từ trước đến nay ở nước ta: phong cách phê
bình của Diderot. Ông nổi tiếng trên lĩnh vực phê bình nghệ thuật,
nhưng quan điểm cũng như phong cách phê bình của ông có thể xem
như bao quát văn học nghệ thuật nói chung.