Về vấn đề này, tác giả của Ý kiến ngược đời về diễn viên có vẻ lại
ít “ngược đời” hơn cả. Ông biểu lộ một niềm lạc quan hiếm có đối với
sân khấu; ông tin vào tác dụng tích cực của nghệ thuật này và vào bản
chất tốt đẹp cũng như lý trí sáng suốt biết phân biệt phải trái của
những người buớc chân vào rạp. Tất nhiên niềm tin đẹp đẽ ấy có phần
nào quá đáng vì rõ ràng trong thực tế có kịch bản tốt, kịch bản xấu và
không hiếm những hiện tượng một bộ phận khán giả nào đó bị lôi
cuốn bởi những tính cách phản diện.
Một người chỉ khoét sâu mãi vào những cái tai hại mà nội dung
kịch bản có thể gây ra cho thiên hạ; một người cố chứng minh lối cấu
trúc và dàn dựng kịch theo kiểu truyền thống cần phải thay đổi hoàn
toàn; một người lại hướng suy nghĩ cực đoan của mình về khía khán
giả. Tuy thế, cả ba bắt gặp nhau ở một điểm cốt lõi: điều thôi thúc suy
nghĩ, tìm tòi của họ chính là lòng quan tâm sâu sắc đến sứ mệnh của
nghệ thuật. Nghệ thuật sân khấu cũng như các nghệ thuật khác phải có
tính chất hữu ích. Với các triết gia Pháp thế kỷ XVIII, nó phải là một
trường học đạo đức, hiểu theo nghĩa rộng rãi của từ này; với Brecht,
nó phải góp phần mạnh mẽ và trực tiếp giác ngộ cách mạng cho quần
chúng.
Diderot khẳng định vai trò của nghệ thuật sân khấu. Song chúng
ta sẽ sai lầm nếu nghĩ rằng ông chấp nhận hiện trạng sân khấu thời đó.
Ông hiểu rõ sân khấu chỉ thực sự là một cái gì đó tốt đẹp với những
kịch bản giàu tính chân thật, giàu tính chiến đấu. Chỉ trong khung
cảnh ấy, diễn viên mới phát huy được vai trò cao quý của mình là
“những người gieo tai họa cho cái lố lăng và thói hư tật xấu”, là
“những người truyền giảng đạo nghĩa và đức hạnh hùng hồn nhất”, là
“cái roi mà con người thiên tài sử dụng để trừng phạt những kẻ độc ác
và những sự giả dối”
. Ta không thể không nhớ đến các lời lẽ hùng
hồn của Diderot viết về tác dụng của tranh đối với quân độc ác: “Một
kẻ độc ác cứ việc sống trong xã hội, hắn cứ việc giấu kỹ trong lòng
một điều ô nhục thầm kín, ở đây hắn thấy mình bi trừng phạt. Những