trước hết cho rằng một vật là đẹp, bởi vì nó là đẹp, như Platon và
thánh Augustin đã nhận thấy rõ ràng. Đúng là sau đó ông đã đưa sự
hoàn hảo vào trong ý niệm về vẻ đẹp; nhưng sự hoàn hảo là gì? Cái
hoàn hảo có rõ ràng hơn và dễ hiểu hơn cái đẹp hay không?
Ông Crouzas nói rằng tất cả những ai không ưa chỉ nói theo thói
quen và chẳng suy nghĩ đều muốn đi sâu vào trong bản thân mình và
chú ý đến những gì diễn ra nơi ấy, đến cách mình nghĩ, đến những gì
mình cảm thấy khi mình thốt lên cái kia là đẹp, họ đều nhận thấy là họ
bày tỏ bằng mấy từ đó một sự tương quan nào đấy giữa một đối tượng
với những cảm tưởng dễ chịu hoặc những ý nghĩ tán thưởng, và đều
nhất trí với nhau rằng khi nói cái kia là đẹp, tức là nói tôi nhận thấy
một cái gì đó mà tôi tán thưởng hoặc nó làm cho tôi hứng thú.
Ta thấy rằng định nghĩa của ông Crouzas không xuất phát từ bản
chất của cái đẹp, mà chỉ là từ hiệu quả mà người ta cảm thấy khi đứng
trước nó; định nghĩa ấy có cùng một thiếu sót như định nghĩa của ông
Wolff. Chính ông Crouzas cũng đã cảm thấy điều này, nên liền sau đó,
ông quan tâm xác định các tính chất của cái đẹp: ông đưa ra năm tính
chất, sự đa dạng, sự thống nhất, sự đều đặn, sự trật tự, sự tương quan.
Từ đó suy ra hoặc định nghĩa của thánh Augustin là không đầy
đủ, hoặc định nghĩa của ông Crouzas là thừa thãi. Nếu ý niệm về sự
thống nhất không bao hàm các ý niệm về sự đa dạng, sự đều đặn, sự
trật tự và sự tương quan, và nếu những tính chất ấy là thiết yếu cho
cái đẹp, thánh Augustin lẽ ra không được bỏ sót chúng; nếu ý niệm về
sự thống nhất đã bao hàm những tính chất kia rồi, ông Crouzas lẽ ra
chẳng nên thêm vào làm gì.
Ông Crouzas chẳng hề xác định ông hiểu sự đa dạng là gì; hình
như ông hiểu sự thống nhất là mối liên hệ của tất cả các bộ phận vào
một mục đích duy nhất; ông xem sự đều đặn là ở vị trí tương tự giữa
các bộ phận với nhau; ông gọi là sự trật tự là tình trạng thoái biến nào
đó của các bộ phận mà ta cần phải tuân thủ khi chuyển từ các bộ phận
này sang các bộ phận khác; và ông định nghĩa sự tương quan là sự