đi nữa và các màu sắc khác nhau thế nào đi nữa, người ta đều quy mọi
màu sắc về cùng một giác quan, và mọi âm thanh về cùng một giác
quan-kia; và xem ra mỗi giác quan của chúng ta đều có khí quan của
nó. Thế mà, nếu các bạn áp dụng nhận xét trên đây vào cái tốt và cái
đẹp, các bạn sẽ thấy chúng hoàn toàn đúng như vậy.
7. Những người bảo vệ giác quan nội tại hiểu cái đẹp là ý niệm
mà một số đối tượng khêu gợi trong tâm hồn chúng ta, và hiểu giác
quan nội tại về cái đẹp là năng lực chúng ta có để thu nhận ý niệm ấy;
và họ nhận xét thấy rằng loài vật có những năng lực tương tự như các
giác quan bên ngoài của chúng ta, và đôi khi những năng lực ấy còn ở
một mức độ cao hơn chúng ta; nhưng chẳng con vật nào cho ta thấy
dấu hiệu của cái mà ở đây ta gọi là giác quan nội tại. Họ tiếp tục lý
luận rằng một người có thể có đầy đủ cùng một cảm giác bên ngoài
như chúng ta cảm thấy, mà chẳng để ý đến những sự giống nhau và
những tương quan giữa các đối tượng; thậm chí anh ta có thể nhận biết
những sự giống nhau và những tương quan ấy mà chẳng cảm thấy
hứng thú gì lắm; vả chăng chỉ có các ý niệm về diện mạo và các hình
dạng, v.v. là những gì đó rõ rệt của niềm hứng thú. Niềm hứng thú có
thể có ở nơi mà các tương quan chẳng được quan tâm, cũng chẳng
được biết đến; nó có thể thiếu vắng mặc dù người ta hết sức chú ý đến
trật tự và các tương quan. Vậy chúng ta sẽ gọi tên là gì cái năng lực ấy
nó chi phối trong chúng ta mà chúng ta chẳng biết rõ tại sao? Gọi là
giác quan nội tại.
8. Cách gọi tên này dựa trên sự so sánh giữa năng lực mà tên gọi
đó chỉ định với các năng lực khác. Sự so sánh ấy chủ yếu là ở chỗ
niềm hứng thú mà giác quan nội tại giúp chúng ta cảm nhận thì khác
với sự nhận thức các căn nguyên. Sự nhận thức các căn nguyên có thể
làm tăng hoặc giảm niềm hứng thú, nhưng nhận thức ấy không phải là
niềm hứng thú cũng chẳng phải là nguyên nhân của nó. Giác quan ấy
có những niềm hứng thú tất yếu; bởi vì vẻ đẹp và sự xấu xí của một
đối tượng luôn luôn vẫn y nguyên đối với chúng ta, dù chúng ta có thể