hứng thú do cái đẹp mang lại cho chúng ta hơn là từ chính những đối
tượng; bởi lẽ chắc chắn là trong cái đẹp tuyệt đối, có thể nói, có một
cái đẹp tương đối, và trong cái đẹp tương đối có một cái đẹp tuyệt đối.
VỀ CÁI ĐẸP TUYỆT ĐỐI THEO HUTCHESON VÀ CÁC
MÔN ĐỆ CỦA ÔNG
Chúng tôi đã chứng tỏ - họ bảo thế - tất nhiên phải có một giác
quan thích hợp nó mách bảo chúng ta, bằng niềm hứng thú, sự hiện
diện của cái đẹp; bây giờ chúng ta xét xem một đối tượng phải có
những tính chất gì để lay động giác quan ấy. Đừng nên quên rằng - họ
nói thêm - ở đây những tính chất ấy chỉ xét đối với con người; bởi vì
chắc chắn có không ít đối tượng con người cho là đẹp, nhưng chúng
lại khiến cho những con vật khác không ưa. Những con vật này có các
giác quan và các khí quan cấu tạo khác với của chúng ta, nếu chúng
đánh giá về cái đẹp, chắc sẽ gán cho nó những ý nghĩ và những hình
dạng khác hẳn. Con gấu có thể thấy cái hang của nó là tiện lợi, nhưng
nó chẳng thấy hang là đẹp hay xấu; nếu nó có giác quan nội tại về cái
đẹp, có lẽ nó sẽ xem cái hang như một nơi cư trú hết sức thú vị. Nhân
tiện các bạn hãy lưu ý rằng một con người thật là bất hạnh, nếu anh ta
có giác quan nội tại về cái đẹp, và lại chỉ luôn luôn nhận ra cái đẹp ở
những đối tượng có hại cho mình; Tạo hóa đã xử sự hướng về chúng
ta; và một vật thật sự đẹp thì thường là một vật tốt.
Để khám phá nguyên nhân tổng quát của những ý niệm về cái
đẹp ở con người, các môn đệ của Hutcheson xem xét những vật đơn
giản nhất, chẳng hạn các hình; và họ thấy rằng trong số các hình,
những hình mà chúng ta gọi là đẹp phô ra trước các giác quan của
chúng ta sự đồng dạng trong sự đa dạng. Họ khẳng định rằng một hình
tam giác đều thì không đẹp bằng một hình vuông; một hình ngũ giác
thì không đẹp bằng một hình lục giác, và cứ thế, bởi vì các đối tượng
đều đồng dạng thì càng đẹp nếu chúng đa dạng hơn; và chúng càng đa