định lý ấy thực ra chỉ là hệ luận của một tiên đề, từ đó mà ra vô vàn
những định lý khác; thế nhưng người ta bảo rằng đấy là một định lý
đẹp, chứ người ta không bảo rằng đấy là một tiên đề đẹp.
Lát nữa chúng tôi sẽ giải quyết khó khăn này theo những nguyên
tắc khác. Bây giờ chúng ta chuyển sang xem xét cái đẹp tương đối, cái
đẹp mà người ta nhận thấy ở một đối tượng được xem như mô phỏng
một bản gốc, theo những nguyên tắc của Hutcheson và các môn đệ của
ông.
Phần này trong hệ thống của ông chẳng có gì đặc biệt. Theo tác
giả ấy và theo tất cả mọi người, cái đẹp ấy chỉ có thể là ở sự giống
nhau giữa nguyên mẫu và bản sao.
Theo đó thì đối với cái đẹp tương đối, không nhất thiết phải có
bất cứ vẻ đẹp nào ở bản gốc. Rừng rú, núi non, vực sâu, sự lộn xộn,
những nếp nhăn của tuổi già, cái xám ngoét của chết chóc, các hậu quả
của bệnh tật, đều gây hứng thú trong hội họa; chúng cũng gây hứng
thú trong thơ ca; điều mà Aristote gọi là một phẩm cách tâm hồn
không phải là tính cách của một người đức hạnh; fabula bene morata
chỉ có thể hiểu là một sử thi hoặc một kịch thơ trong đó các hành
động, các tình cảm và các lời nói phù hợp với những tính cách tốt hoặc
tính cách xấu.
Tuy nhiên, người ta không thể phủ nhận rằng tranh vẽ một đối
tượng có cái đẹp tuyệt đối nào đấy, thường gây hứng thú nhiều hơn là
tranh vẽ một đối tượng không có cái đẹp ấy. Có lẽ chỉ một ngoại lệ
duy nhất trái với quy luật này, đó là trường hợp trong đó tranh vẽ phù
hợp với tâm trạng của khán giả, họ lấy làm khoái về tất cả những gì
người ta tước bỏ từ vẻ đẹp tuyệt đối của nguyên mẫu; tranh lúc đó
càng trở nên thú vị hơn; cái thú vị này nảy sinh từ sự không hoàn thiện
và do chỗ người ta muốn nhân vật của một sử thì hoặc thơ ca anh hùng
chẳng phải là không có thiếu sót.
Phần lớn các vẻ đẹp khác của thơ ca và văn hùng biện đều theo
quy luật cái đẹp tương đối. Sự giống với cái thật khiến cho những so