sánh, ẩn dụ, tỷ dụ trở thành đẹp, ngay khi chẳng có một chút vẻ đẹp
tuyệt đối nào trong các đối tượng mà chúng thể hiện.
Hutcheson nhấn mạnh khuynh hướng muốn so sánh của chúng ta.
Theo ông, nguyên nhân của khuynh hướng ấy là thế này. Những ham
muốn hầu như luôn luôn tạo ra các hoạt động như nhau ở loài vật và ở
chúng ta; và những vật vô tri của tự nhiên cũng thường có các tư thế
giống như bộ dạng của cơ thể con người, và trong một số trạng thái
tâm hồn; tác giả mà chúng tôi đang phân tích nói thêm rằng rất dễ hiểu
tại sao con sư tử trở thành biểu tượng của sự thịnh nộ; con hổ, biểu
tượng của sự độc ác; cây sồi thẳng tắp, ngọn cây kiêu hãnh vươn tới
tận trời mây, biểu tượng của sự gan dạ; cảnh biển động thể hiện cơn
giận dữ tức tối; còn vẻ ẻo lả của một thân cây anh túc, ngọn cây cong
xuống vì mấy giọt mưa, là hình ảnh của người hấp hối.
Đó là hệ thống của Hutcheson, chắc hẳn có vẻ kỳ cục hơn là đúng
sự thật. Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyên đọc kỹ công trình của ông,
nhất là trong nguyên bản; ta sẽ tìm thấy ở đấy một số lớn nhận xét tinh
tế về cách thức làm thế nào để đạt tói sự hoàn thiện trong các ngành
mỹ thuật. Bây giờ chúng tôi trình bày các ý kiến của Cha André, giáo
sĩ dòng Tên. Công trình Bàn về cái đẹp (Essai sur le beau) của ông là
một hệ thống liên tục nhất, bao quát nhất và chặt chẽ hơn cả mà tôi
được biết. Có lẽ tôi dám quả quyết rằng nó có vai trò trong lĩnh vực
này như vai trò của Luận về các Mỹ thuật thu về chỉ một nguyên tắc
(Traité des Beaux-Arts réduit à un seul principe) trong lĩnh vực mỹ
thuật. Đó là hai công trình tốt, chỉ thiếu một chương là thành tuyệt vời;
và càng cần phải bực mình với hai tác giả đã bỏ sót chương ấy. Tu sĩ
Batteux nhắc đến tất cả những nguyên tắc của các ngành mỹ thuật mô
phỏng tự nhiên đẹp; nhưng ông lại chẳng hề cho chúng ta biết tự nhiên
đẹp là gì. Cha André phân bố sắc sảo hơn nhiều và có tính triết lý hơn
nhiều cái đẹp nói chung thành các loại khác nhau; ông định nghĩa
chính xác tất cả các loại ấy; nhưng ta không tìm thấy định nghĩa cái
đẹp nói chung ở chỗ nào trong cuốn sách của ông, chỉ trừ ông quy nó