tắc thứ hai được thiết lập trên những nhận xét riêng biệt của các bậc
thầy ở những thời điểm khác nhau, theo đó họ quy định những tương
quan của các bộ phận thành năm thứ bậc kiến trúc: chính vì dựa vào
những quy tắc ấy mà chiều cao của cột trong kiến trúc toscan gấp bảy
lần đường kính của đáy, trong kiến trúc dorique gấp tám lần, trong
kiến trúc ionique gấp chín lần, trong kiến trúc corinthien gấp mười lần,
và trong kiến trúc hỗn hợp cũng thế; mà các cột phình ra từ chân cột
cho đến một phần ba chiều cao; độ phình giảm dần thót vào ở đầu cột;
mà khoảng cách giữa hai cột nhiều nhất là tám tiêu chuẩn tỷ lệ kiến
trúc (module), và ít nhất là ba; mà chiều cao của các trụ lang
(portique), các cửa tò vò, các cửa ra vào và cửa sổ gấp đôi chiều rộng.
Các quy tắc ấy vì chỉ dựa trên sự quan sát bằng mắt và những kiểu
mẫu không rõ ràng nên thường có phần không chắc chắn và không
hoàn toàn nhất thiết. Vì vậy đôi khi ta thấy có những kiến trúc sư lớn
đứng vượt lên trên các quy tắc ấy, tăng giảm, và nghĩ ra các quy tắc
mới tùy theo hoàn cảnh.
Vậy là trong các sản phẩm của nghệ thuật có một cái đẹp bản
chất, một cái đẹp do con người sáng tạo, và một cái đẹp theo hệ
thống: một cái đẹp bản chất, ở sự trật tự; một cái đẹp do con người
sáng tạo, ở sự vận dụng tự do và tùy thuộc vào nghệ sĩ các quy luật
của trật tự, hoặc, nói cho rõ ràng hơn, ở sự lựa chọn trật tự nào đấy; và
một cái đẹp theo hệ thống, nảy sinh từ những quan sát, và tạo nên các
đa dạng ngay giữa những nhà nghệ sĩ uyên bác nhất; nhưng không bao
giờ làm ảnh hưởng đến cái đẹp bản chất, đó là một rào chắn mà người
ta không bao giờ được vượt qua. Hic murus aheneus esto. Nếu đôi khi
có những bậc thầy lớn do thiên tài mà băng mình vượt qua các rào cản
ấy, thì đó là những cơ hội hiếm hoi họ dự đoán sự phá cách của họ sẽ
làm cho vẻ đẹp tăng thêm chứ không mất đi; nhưng dù sao họ vẫn đã
phạm một sai lầm mà người ta có thể trách cứ họ.
Cái đẹp võ đoán lại chia nhỏ ra, vẫn theo tác giả ấy, thành một
cái đẹp thiên tài, một cái đẹp thị hiếu và một cái đẹp thuần túy thất