thường: một cái đẹp thiên tài, dựa trên cơ sở hiểu biết cái đẹp bản
chất, đưa ra những quy tắc không thể vì phạm; một cái đẹp thị hiếu,
dựa trên cơ sở hiểu biết những công trình của tự nhiên và những tác
phẩm của các bậc danh sư, chi phối việc áp dụng và sử dụng cái đẹp
bản chất; một cái đẹp thất thường, chẳng dựa trên cơ sở nào hết,
không thể được chấp nhận ở bất cứ đâu.
Hệ thống của Lucrèce và của phái Pyrrhon ra sao, trong hệ thống
của Cha André? còn cái gì bỏ lại cho kẻ võ đoán? Hầu như chẳng còn
gì hết; vì vậy, để trả lời sự bác bẻ của những kẻ cho rằng vẻ đẹp là do
giáo dục và do định kiến, ông chỉ phát triển nguồn gốc cái sai lầm của
họ. Ông bảo rằng họ lập luận như thế này: họ đã tìm trong những tác
phẩm ưu tú các ví dụ về cái đẹp thất thường, và họ tìm ra chẳng khó
khăn gì, và cũng chẳng khó khăn gì chứng minh cái đẹp người ta nhận
ra ở đấy là thất thường; họ có những ví dụ về cái đẹp thị hiếu, và họ đã
chứng minh rõ ràng là cũng có sự võ đoán trong cái đẹp ấy; và không
đi xa hơn nữa, mà cũng chẳng nhận thấy sự liệt kê của mình là không
đầy đủ, họ đã kết luận rằng tất cả những gì người ta gọi là cái đẹp đều
võ đoán và thất thường; nhưng người ta dễ dàng hiểu ra rằng kết luận
của họ chỉ đúng so với nhánh thứ ba của cái đẹp nhân tạo, và lập luận
của họ chẳng đánh vào hai nhánh kia của cái đẹp ấy, mà cũng chẳng
đánh vào cái đẹp tự nhiên và cái đẹp bản chất.
Sau đó Cha André chuyển sang vận dụng những nguyên tắc của
ông vào các phong tục, các công trình trí tuệ và vào âm nhạc; và ông
chứng minh rằng trong cả ba đối tượng ấy của cái đẹp có một cái đẹp
bản chất, tuyệt đối và độc lập với mọi thiết chế, kể cả thiết chế thần
linh, nó làm cho một sự vật là đơn nhất; một cái đẹp tự nhiên phụ
thuộc vào thiết chế của tạo hóa, nhưng độc lập đối với chúng ta; một
cái đẹp võ đoán, phụ thuộc vào chúng ta, nhưng không gây tổn hại cho
cái đẹp bản chất.
Một cái đẹp bản chất trong các phong tục, trong các công trình trí
tuệ và trong âm nhạc, dựa trên sự sắp xếp, sự đều đặn, sự cân đối, sự