thành; các nhiệm vụ này quy định cấu tạo, và cấu tạo hoàn thiện hoặc
đẹp ít hay nhiều là tùy theo cấu tạo của nó giúp cho nó thực hiện các
chức năng của mình dễ dàng ít hay nhiều. Nhưng sự dễ dàng ấy không
phải là võ đoán, và do vậy các hình dạng góp phần vào sự dễ dàng
cũng không phải là võ đoán, và vẻ đẹp phụ thuộc vào các hình dạng ấy
cũng thế. Rồi từ đó xuống tới các đối tượng tầm thường nhất, những
cái ghế, cái bàn, cái cửa, v.v. Ông ta sẽ cố gắng chứng tỏ với các bạn
rằng hình dạng của những đồ vật ấy chỉ gây hứng thú cho chúng ta khi
nó phù hợp hơn cả với chức năng sử dụng người ta quy định cho
chúng; và nếu chúng ta luôn thay đổi mốt, nghĩa là chúng ta ít kiên trì
trong thị hiếu đối với những hình dạng ta tạo cho chúng, ông ta sẽ bảo
đó chính là vì cái cấu tạo ấy, cấu tạo hoàn hảo nhất cho việc sử dụng,
thì rất khó gặp; đó chính là vì ở đây có một loại tối đa nó thoát ra khỏi
mọi sự sắc sảo của hình học tự nhiên và nhân tạo, và chúng ta luôn
luôn quay xung quanh nó; chúng ta nhận thấy hết sức rõ rệt khi chúng
ta lại gần nó và khi chúng ta đã đi qua nó, nhưng chúng ta chẳng bao
giờ tin chắc là đã đạt tới nó. Do vậy mà các dạng thức biến đổi thường
xuyên: hoặc chúng ta bỏ chúng để đến với những cái khác, hoặc chúng
ta tranh luận mãi không thôi về những dạng thức mà chúng ta gìn giữ.
Vả chăng cái điểm ấy không phải đâu đâu cũng ở nguyên một nơi; cái
tối đa ấy có những giới hạn rộng hơn hoặc hẹp hơn trong cả ngàn
trường hợp: vài ví dụ sẽ đủ làm sáng tỏ tư tưởng của ông. Mọi người -
ông ta sẽ nói thêm - không phải ai ai cũng có thể chú ý như nhau, và
không có cùng một năng lực trí tuệ; họ đều kiên nhẫn nhiều hay ít,
hiểu biết nhiều hay ít, v.v. Sự đa dạng ấy sẽ gây nên điều gì? Một cử
tọa gồm các viện sĩ hàn lâm sẽ thấy cốt truyện Héraclius
diệu, còn quần chúng sẽ cho là rối rắm; những người này sẽ rút ngắn
một vở hài kịch xuống còn ba hồi, còn những người khác sẽ cho rằng
có thể kéo dài ra bảy hồi; và cứ như thế. Tuy hệ thống ấy được trình
bày xem ra có vẻ chân thực, nhưng tôi không thể chấp nhận được.