odeur). Vậy khi người ta nói, kia một con cá thờn bơn đẹp, kia một
bông hồng đẹp, người ta xem xét những tính chất khác trong bông
hồng và trong con cá thờn bơn chứ không phải là những tính chất liên
quan đến vị giác và khứu giác.
Khi tôi nói tất cả những gì chứa đựng trong bản thân nó cái gợi
dậy trong trí tuệ của tôi ý niệm những tương quan, hoặc tất cả những
gì gợi dậy ý niệm ấy, thì cần phải phân biệt rõ các hình dạng có trong
những đối tượng ấy với khái niệm mà tôi có về chúng. Trí tuệ của tôi
không đưa gì vào trong các sự vật mà cũng chẳng tước của chúng cái
gì. Tôi có suy nghĩ hay không suy nghĩ gì hết về mặt tiền của Louvre,
thì các bộ phận tạo nên mặt tiền ấy vẫn có y nguyên hình dạng này
hình dạng nọ, và được bố trí thế này thế nọ giữa chúng với nhau; dù ở
đấy có nhiều người hay chẳng có ai, cái mặt tiền ấy không vì thế mà
kém đẹp, nhưng chỉ đối với những ai có cơ cấu thể chất và tình thần
như chúng ta; bởi lẽ, đối với những người khác, cái mặt tiền ấy có thể
chẳng đẹp mà cũng chẳng xấu, hoặc thậm chí là xấu. Từ đó suy ra, tuy
chẳng có cái đẹp tuyệt đối, nhưng có hai loại đẹp đối với chúng ta,
một cái đẹp thực tế (beau reel) và một cái đẹp được nhận thấy (beau
apercu).
Khi tôi bảo, tất cả những gì gợi dậy trong chúng ta ý niệm những
tương quan, tôi không muốn nói rằng, để gọi một thực thể là đẹp, cần
phải đánh giá ở thực thể ấy có loại những tương quan nào; tôi không
đòi hỏi người đang xem một công trình kiến trúc phải có khả năng biết
chắc chắn điều mà ngay kiến trúc sư có thể không biết, là bộ phận này
so với bộ phận kia là bao nhiêu trên bao nhiêu, hoặc người nghe một
bản nhạc đôi khi phải biết rõ hơn chính nhạc sĩ, âm thanh này tương
quan với âm thanh kia là hai trên bốn hay bốn trên năm. Chỉ cần người
ấy nhận ra và cảm thấy rằng các bộ phận của công trình kiến trúc ấy,
và các âm thanh của bản nhạc ấy có những tương quan, hoặc giữa
chúng với nhau, hoặc với các đối tượng khác. Chính là do sự không
xác định của những tương quan kia, do sự dễ dàng nắm bắt chúng và