sự tích tôn giáo và Chúa của chúng ta; chúng ta sẽ nhìn bằng con mắt
nào cái nhan sắc nhờ nó chúng ta mới có sự ra đời, sự hóa thân của
đấng Cứu thế và cái ân sủng của sự chuộc tội.
Tuy chúng ta vẫn còn dùng các lối nói nhan sắc thần tiên, vẻ đẹp
thần tiên, nhưng nếu không còn sót lại chút ít đa thần giáo được duy trì
trong những khối óc nên thơ của chúng ta do việc năng tiếp xúc với
các nhà thơ cổ thì điều đó chắc sẽ nhạt nhẽo và rỗng tuếch. Trăm
người đàn bà dáng dấp khác nhau, có thể nhận cùng một lời tán tụng;
nhưng đối với người Hy Lạp trước kia thì đâu phải thế. Đã có sẵn một
người mẫu bằng đá cẩm thạch hoặc trên tranh; và kẻ nào bị tình yêu
làm cho mù quáng, tính chuyện so sánh một dung mạo tầm thường với
thần Vénus ở Gnide
hay ở Paphos, thì cũng lố bịch như nếu có ai đó
trong chúng ta dám đặt một cái mũi hếch bé tẹo của ả thị dân bên cạnh
nữ bá tước De Brionne; thiên hạ sẽ nhún vai và thiên hạ sẽ cười vào
mặt hắn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có một vài tính cách huyền thống, một
vài khuôn mặt định sẵn do hội họa và điêu khắc cung cấp. Chẳng ai
lầm lẫn về chúa Cơ-đốc, về thánh Pierre, về Đức mẹ Đồng trinh, về
phần lớn các tông đồ; và ông có tin rằng lúc một tín đồ ngoan đạo
nhận ra vài bộ mặt nào trong số đó ở ngoài phố, y chẳng cảm thấy một
ý thức tôn kinh lờ mờ hay không? Sự thể sẽ ra sao nếu những khuôn
mặt ấy chẳng bao giờ xuất hiện trước mắt mà không gợi dậy một lô ý
nghĩ êm ái, ngây ngất, thích thú làm nôn nao các giác quan và các dục
vọng?
Nhờ có Raphael, Guide, Baroche, Titiens và vài họa sĩ Italia
khác, khi chúng ta bắt gặp ở một người đàn bà nào đấy cái tính cách
thanh nhã, cao quý, hồn nhiên và giản dị mà họ đã ban cho các nàng
trinh nữ của họ, ông thử xem lúc đó, cái gì diễn ra trong tâm hồn; phải
chăng cái tình cảm làm chúng ta xao xuyến không có chút ít hương vị
tiểu thuyết bắt nguồn từ sự ngưỡng mộ, tình thương yêu và lòng kính