của Clairville, bằng cách tránh cả hai người; cô ấy chỉ mới ở trên
phòng riêng xuống, và cô chưa gặp ai khi bước vào phòng khách.
TÔI. - Nhưng tại sao người ta lại báo tin Clairville tới trong khi
anh và Rosalie đang trò chuyện? Người ta chẳng bao giờ cho báo tin
mình tới ngay tại nhà mình cả; và điều này có vẻ như một bước ngoặt
kịch
sắp đặt tùy tiện ở rạp hát.
DORVAL. - Không; đó là một sự việc như nó đã xảy ra và như
nó phải xảy ra. Nếu ông xem đấy như một bước ngoặt kịch, thì càng
hay; nó tự đặt mình vào chỗ ấy đấy.
Clairville biết rằng tôi đang ngồi với tình nhân của anh; thật
chẳng tự nhiên nếu anh ấy xộc vào giữa một cuộc trò chuyện mà anh
đã mong muốn. Tuy nhiên anh lại không kìm được nỗi sốt ruột muốn
biết kết quả cuộc trò chuyện ấy; anh ấy cho gọi tôi: ông sẽ làm khác đi
chăng?
Đến đây, Dorval dừng lại một lúc; rồi anh nói: “Tôi ưng những
cảnh
trên sân khấu, ở đấy chẳng có nhiều cảnh đâu, và ở đấy chúng
gây ra một hiệu quả rất dễ chịu và rất chắc chắn, hơn là các bước
ngoặt kịch bất ngờ kia người ta đưa vào một cách hết sức gượng gạo,
và chúng dựa trên cơ sở bao nhiêu giả định đặc biệt, đến mức có được
một sự kết hợp các sự kiện thành công và tự nhiên thì có đến cả ngàn
sự kết hợp làm cho một người có khiếu thẩm mỹ phải bực mình.
TÔI. - Nhưng anh phân biệt sự khác nhau gì giữa một bước
ngoặt kịch và một cảnh?
DORVAL. - Từ nãy tôi đã định đưa ra cho ông những ví dụ chứ
không phải những định nghĩa. Hồi thứ hai của vở kịch mở ra bằng một
cảnh, và kết thúc bằng một bước ngoặt kịch.
TÔI. - Tôi hiểu. Một tình tiết không lường trước xảy ra trong
hành động, và nó làm thay đổi đột ngột tình trạng của các nhân vật là
một bước ngoặt kịch. Một trạng thái của các nhân vật trên sân khấu,