A Vụ trước kia là Quận chúa được phong đất và có thực ấp
[1]
. Trưởng
Công chúa mẹ nàng, chỉ tính riêng thực ấp đã có ba huyện, bà chưa bao giờ
thiếu tiền, nên cũng không phải mở cửa hiệu như mấy phu nhân, không phải
hạ thấp thân phận để tranh lợi với thương nhân.
[1]. Thực ấp: Là vùng đất được ban cho quan lại hay hoàng thất trong triều, gồm một số lượng
hộ dân cùng ruộng đất chịu sự quản lý của họ.
Năm mươi lăm lượng ư, còn không bằng giá trị đôi bông tai hình mặt
trăng Quận chúa Khang Ninh đeo.
A Vụ vì quan tâm đến việc này nên đã mượn sách của Vinh Giới xem,
sau đó thì biết bổng lộc của cha. Ôi chao, chỉ nghĩ thôi nàng cũng thấy mình
thật sa đọa, A Vụ xấu hổ cúi đầu. Sau khi cha đỗ trạng nguyên và được chọn
vào Viện Hàn Lâm, việc làm đầu của con gái ông chính là tra tìm bổng lộc
của ông ấy.
A Vụ lúc đó cũng kinh ngạc và “đau lòng” như Thôi Thị bây giờ.
“Hơn nữa, nhà chúng ta đều ăn ở tại phủ Quốc Công, bổng lộc của cha
theo lý là phải nộp công quỹ.” A Vụ nhấn mạnh thêm ý này để tăng hiệu quả
thuyết phục.
“Nộp công quỹ?” Thôi Thị kêu lên, bà đã quên bẵng chuyện này, bổng
lộc đương nhiên phải nộp công quỹ rồi. Dường như tất cả sức lực trong
người Thôi Thị đều bị hút cạn, cái kéo rơi xuống mặt bàn lúc nào không hay.
Ba từ “nộp công quỹ” gần giống như giọt nước làm tràn ly, vậy là bà đã
bị A Vụ “nắm thóp”, đồng ý đến chỗ lão thái gia ngửa tay xin tiền.
Thực ra mấy chuyện thế này nếu có A Vụ nhỏ tuổi, thông minh đi theo
mẹ thì sẽ hiệu quả hơn, chỉ cần khóc lóc sụt sùi là có thể đạt được mục đích.
Thế nên Thôi Thị cũng muốn dẫn A Vụ cùng đi.