cũng tận tâm giúp đỡ, sau đó ông lão mới bán bức họa cho thần.” Tô Mậu kể
với giọng hào hứng.
“Đúng là không dễ dàng, có thể cho ta mở rộng tầm mắt được không?”
Sở Mậu cười nói.
Tô Mậu đứng dậy, cúi đầu về phía hai người họ xin thứ lỗi rồi bước vào
gian bên trong.
Một lát sau, các thị nữ bê mấy cái bàn bước ra và xếp thành một hàng
dài, sau đó đem đồ uống trà trong phòng cất đi.
Tô Mậu đi ra, trong tay cầm một cuộn tranh.
A Vụ thấy cô cẩn thận đặt bức tranh ở phía đầu bên trái bàn rồi từ từ
trải ra, đến phía đầu bên phải của bàn là dài khoảng năm mét.
Sở Mậu và A Vụ đều gấp gáp bước đến ngắm bức tranh.
Nhìn phong cách vẽ và bố cục, A Vụ vô cùng ngạc nhiên, bức họa này
không phải chính là Du xuân đồ của Trương Đoan đã thất truyền từ lâu đó
sao? Trương Đoan kỳ nhân chính là họa sĩ cung đình của Nam triều cách
đây ba trăm năm trước. Du xuân đồ được làm theo lệnh vua, nghe nói ngày
hoàn thành bức họa, ánh sáng ngập tràn khắp nơi báo hiệu sự ra đời của một
tuyệt tác. Từ xưa đến nay, các tác phẩm bắt chước lưu truyền trong dân gian
cũng nhiều, khó phân biệt được thật giả.
“Điện hạ, ngài thấy thế nào?” Tô Mậu mỉm cười. Đường Tú Cẩn xem
bức họa này xong cũng vô cùng kinh ngạc muốn mua, nhưng Tô Mậu không
muốn từ bỏ thứ mình yêu thích.
Sở Mậu chậm rãi bước về phía bức tranh và không nói gì, nhưng Tô
Mậu cũng không giục giã mà quay sang nói với A Vụ: “Có lẽ Vương phi