TỨ QUÝ CẨM - Trang 203

Ngạt ngào hươmg sen tỏa mười khoảnh rộng

Ham vui cô ả hái sen chậm về nhà

Chiều đến, giỡn nước trước đầu thuyền bị ướt hết

Lại còn cởi chiếc quần hồng chụp bắt vịt con.

(Lữ Đường Thi - Quách Tấn tuyển dịch)

Bên dưới còn có lệnh ấn của A Vụ, đây là lệnh ấn do Vinh tam gia khắc

cho nàng lúc rảnh rỗi, có tên là “Khách nuôi vịt”.

“Khách nuôi vịt” là câu tự giễu của A Vụ ở kiếp trước. Nàng vốn bẩm

sinh yếu đuối, lúc nào cũng chỉ ở trong nhà, thú tiêu khiển hằng ngày thường
là cho cá ăn và ngắm đàn vịt bơi lội, vì thế nàng tự ví mình là khách nuôi
vịt, tầm thường nhưng phong nhã. Từ “khách” cũng là do nàng tự thương
xót bản thân, ám chỉ rằng nàng chẳng qua chỉ là khách đi qua chốn nhân
gian để đầu thai làm người, hoặc chỉ là một người khách tạm thời trong gia
đình mà thôi.

Vì A Vụ ngắm vịt, vẽ vịt nhiều nên tranh vẽ vịt trở thành trường phái

riêng của nàng, ngay cả họa sĩ nổi tiếng thời đó là Tô Tây Sơn cũng khen
ngợi, cho rằng nét vẽ của nàng đã đạt đến phong cách bậc thầy.

Đường Âm và Tô Niệm hào hứng bình phẩm tác phẩm tinh tế của A

Vụ, nét vẽ quá đẹp, phóng khoáng tự nhiên và chưa từng có bức tranh vịt
nào thú vị như vậy. Không giống Đường Âm, Tô Niệm rất kinh ngạc vì A
Vụ nói đến một người tên là Tô Tây Sơn, mà đó chính là lão thái gia của
nàng. Từ nhỏ vì mắt thấy tai nghe nên Tô Niệm đã có niềm yêu thích và
hiểu biết nhất định về hội họa. Bức họa này khiến người ta vô cùng khâm
phục, vì nét vẽ cũng như thần thái không giống với nét vẽ của đứa trẻ tám
tuổi chút nào.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.