Kiếp trước, Hoàng hậu còn đích thân mời nàng vào cung giảng bài cho
Công chúa, kiếp này lại phải theo tỷ muội đọc sách sao? Huống hồ, từ góc
độ trải nghiệm của mình, A Vụ thấy nữ nhi tài giỏi thế nào cũng chẳng bằng
có một dung mạo xinh đẹp.
“Tất nhiên phải học chứ ạ, mấy ngày nữa con sẽ học.” A Vụ ngắt lời
bà, không để Thôi Thị tiếp tục nói, sau đó nhờ bà dạy nàng cách thêu thùa.
Lúc còn là Quận chúa, vì sức khỏe không tốt, hầu như nàng không
đụng tới việc nữ công, trước khi mất, ngay cả việc tự may cho cha mẹ một
cái hầu bao nàng cũng không làm được, một vật kỷ niệm để lại cho cha mẹ
cũng không có, nàng nhất thời cảm thấy thật chua xót.
“Cách thêu của mẹ thật khác biệt, như hoa đan liễu quấn, nhìn mà hoa
cả mắt.” A Vụ nghiêng đầu nhìn mẹ.
Nhắc tới nữ công gia chánh, Thôi Thị hào hứng hẳn lên. “Đó là do bà
ngoại của con dạy ta, bà ngoại vốn là một tú nương
[1]
trong phủ của ngoại lão
thái gia, nghề thêu thùa của người lúc đó nổi tiếng khắp thành Thanh Châu.
Hồi ấy, bức thêu hai mặt Ngọc đường phú quý
[2]
của bà ngoại được quý nhân
của kinh thành mua lại, sau đó đem tiến cung, ngay cả Thái hậu nương
nương cũng hỏi, còn ban cho nhà ta danh hiệu Nghệ nhân nghề thêu họ
Thôi.”
[1]. Tú nương: Chỉ người con gái chuyên làm nghề thêu.
[2]. Ngọc đường phú quý: Thêu cảnh đôi chim công hạnh phúc, vui vẻ, hòa thuận bên nhau.
A Vụ thầm gật đầu, thảo nào Thôi Thị chỉ là con vợ bé của tri phủ
Thanh Châu mà lại có thể trèo được tới tận cổng của phủ An Quốc Công, vì
dù công tử có là con thứ đi chăng nữa thì cũng chẳng đến lượt bà.
Thôi Thị nhắc đến tấm vải thêu hai mặt Ngọc đường phú quý, A Vụ
liền nhớ ngay ra tấm vải đó được làm đồ trang trí của mẫu thân Quận chúa